- 1 GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
- Chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng đã được phủ mực cảm quang, phần mực tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch xút. Do vậy sẽ hiện được đường mạch lên, sau đó đem đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 như bình thường.
- Ưu điểm: công đoạn đơn giản, không đòi hỏi phải có tay nghề như làm in lưới; tiết kiệm thời gian (mất khoảng 1h kể cả thời gian ăn mòn) & đặc biệt là cho đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn là hay in lưới cũng không thể nào đạt được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn được). ---> Rất thích hợp với việc làm mạch đơn lẻ như làm ở nhà.
- Nhược điểm: phương pháp này chỉ có nhược điểm là nếu làm 1 loại mạch với số lượng vài chục cái thì sẽ mất nhiều công hơn là làm in lưới.
B. DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUẨN BỊ
Những thứ thiết yếu:
1. Board đồng - mua ở Hàng Bông, khoảng 300k/m2 thì phải.
2. Mực cảm quang (có màu xanh đen, mùi như mùi sơn) - mua tại số 65 Hàng Bông, Hà Nội - Việt nam. Na2CO3 - mua tại Hàng Hòm, rất rẻ (~10k/kg). Dùng để hiện hình đường mạch sau khi chụp. hoặc sài sang nữa thì SD thuốc hiện ảnh
4. FeCl3 – mua tại nhiều nơi: Hàng Hòm, Hàng Bông…
Những thứ có thể lựa chọn
5. Dung dịch Putin – mua tại Hàng Hòm (~40k/L). Dùng để hoà tan mực.
6. Máy in Laser- để in phim
7. Đèn Metal (dùng để chụp phim) loại 75, 100, 200 hoặc 400W đều được – Mua tại phố Nguyễn Công Trứ (& nhiều nơi khác), khá đắt: ~650k/bộ đèn 400W. Nếu tiếc tiền mua đèn Metal thì có thể dùng ánh nắng mặt trời cũng tốt, tuy nhiên k được chủ động thôi.
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Phủ mực cảm quang (5’)
Rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:
- C1: dùng ngón tay bôi mực lên board đồng sao cho thật đều & mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
- C2: dùng khung lụa tráng mực lên board đồng, với khung lụa có mắt 120 thì lớp mực được tráng lên sẽ rất vừa, cách này có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
- C3: dùng dung dịch Putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại xịt ra dạng sương là ok) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì hoàn hảo.
Chú ý:
Mực cảm quang này là loại nhạy với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì tránh ánh sáng ban ngày ra. Với ánh sáng đèn neon, đèn sợi đốt thì ok.
2. Sấy khô (5’)
Sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8-10h là được (chỉ cần để trong bóng tối thì có thể bảo quản vài tuần cũng vẫn dùng tốt), còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy trong khoảng 5’, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ làm chết mực. Chú ý rằng nếu mực chưa khô hẳn thì khi chụp phim sẽ dễ hỏng.
3. Chụp phim (5’)
- C1: chụp bằng đèn Metal.
Bật khởi động đèn Metal trong 2-3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết
Phim đem chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim & mạch in.
Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50s là ok. Nếu chiếu lâu quá thì cũng không tốt do phim in từ máyLaser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.
- C2: chụp bằng ánh sáng mặt trời trong khoảng 1 phút là được.
4. Rửa mạch (10’)
- Pha 2 thìa cafe bột Xút Na2CO3 với 1L nước ta có dung dịch cần dùng.
- Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì lưu lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị Xút hoà tan ---> Đường mạch sẽ từ từ hiện ra. Chú ý rằng nếu rửa trong Xút lâu quá thì cũng sẽ làm bong đường mạch đó.
- Dùng tay hoặc giẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sớt lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.
5. Ăn mòn (15’)
Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.
6. Khoan lỗ (10’)
Công đoạn cuối cùng là khoan lỗ, nếu có máy khoan bàn là tốt nhất.
Để làm sạch mực cảm quang trên đường mạch, ta có thể dùng bột giặt + giẻ thô (dùng để rửa bát) là ok, muốn nhanh hơn thì dùng dung dịch Aceton.
7. Phủ nhựa thông (5’)
Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hoà tan nhựa thông lên mạch.
2 Xin hướng dẫn làm mình điện phân,ăn mòn đồng
Chào các anh,do em seach trên diễn đàn và trên google không thấy có,nên em mạo muội lập thread mới,không biết có đúng chỗ không nữa,nếu nhầm,xin MOD chuyển vào đúng chỗ hộ em nhé!
Vào vấn đề chính:các anh có thể hướng dẫn em làm một cái bình ăn mòn mạch sử dụng phương pháp điện phân được không ạ...
Em tính,nếu mua FeCl3 thì 5k/1 túi 120g( có khi còn không đủ 120g ý ,mua 8 gói cỡ gần 1kg,hết 40k,nếu mua cả 1kg luôn thì cũng hết 35k,làm lâu dài không kinh tế ,đựợc cái an toàn.
Cách khác là dùng bình điện phân,nó nguy hiểm,(HCl ) nhưng được cái hóa chất mua 1 lần,không xả cái gì ra môi trường,chỉ tốn ít điện.
Để tìm tòi,học hỏi thì em nghĩ mình nên làm thử cái bình điện phân dùng HCl.Nó khá nguy hiểm,nên em không dám nghịch liều,nên em qua đây,mong các anh chị đi trước có kinh nghiệm vào chỉ bảo thêm.
Dụng cụ cần những gì,làm thế nào cho an toàn,cách ăn mòn mạch,cách kẹp tấm đồng,khi xong rồi thì lấy nó ra thế nào??? ( ý em là,khi mình nhúng vào dung dịch điện phân thì chắc mình phải lấy cái gì đó kẹp vào nó,khi cần kiểm tra thì kéo nó lên,thế thì phần bị kẹp đó sẽ ko bị ăn mòn-->cách khắc phục???)
khi dung dịch gần bão hòa đồng rùi,thì làm thế nào lấy đồng ra đc ạ ( đổi chiều,đổi cực,hay thả cái gì vào ạ),bình chứa dung dịch,nên chọn là loại nào,kiếm ở đâu ạ ( hình như bình nhựa là tốt nhất) dung dịch điện phân là HCL.ngoài ra còn gì nữa không ạ
...
...
ui,em muốn hỏi nhiều lắm
vì em không biết gì cả,mày mò thì lâu,nguy hiểm,tốn kém ,ko đc việc...nên em muốn hỏi những người đi trước như các anh,mong các anh giúp đỡ ạ.
Anh nào đã làm cái này,xin post cách làm và hình ảnh lên cho em tham khảo với được không ạ.
Em xin chân thành cảm ơn mọi người.
3 ăn mòn bảng mạch đồng, biển tên ,trên nhôm, inox......
hướng dẫn chế tạo ăn mòn kim loại
A. GIỚI THIỆU PHƯƠNG PHÁP
- Chụp phim trực tiếp lên mặt board đồng đã được phủ mực cảm quang, phần mực tiếp xúc với ánh sáng sẽ bám chắc, phần không được chiếu sáng sẽ bị hoà tan trong dung dịch xút. Do vậy sẽ hiện được đường mạch lên, sau đó đem đi ăn mòn trong dung dịch FeCl3 như bình thường.
- Ưu điểm: công đoạn đơn giản, không đòi hỏi phải có tay nghề như làm in lưới; tiết kiệm thời gian (mất khoảng 1h kể cả thời gian ăn mòn) & đặc biệt là cho đường mạch vô cùng sắc nét mà làm bằng bàn là hay in lưới cũng không thể nào đạt được (với những đường nhỏ như sợi tóc cũng vẫn được). ---> Rất thích hợp với việc làm mạch đơn lẻ như làm ở nhà.
- Nhược điểm: phương pháp này chỉ có nhược điểm là nếu làm 1 loại mạch với số lượng vài chục cái thì sẽ mất nhiều công hơn là làm in lưới.
B. DỤNG CỤ, VẬT TƯ CHUẨN BỊ
Những thứ thiết yếu:
1. Board đồng - mua ở Hàng Bông, khoảng 300k/m2 thì phải.
2. Mực cảm quang (có màu xanh đen, mùi như mùi sơn) - mua tại số 65 Hàng Bông 0903257890 , Hà Nội . Na2CO3 - mua tại 36 Hàng Hòm, rất rẻ (~10k/kg). Dùng để hiện hình đường mạch sau khi chụp. hoặc sài sang nữa thì SD thuốc hiện ảnh
4. FeCl3 – mua tại nhiều nơi: Hàng Hòm, Hàng Bông…
Những thứ có thể lựa chọn
5. Dung dịch Putin – mua tại Hàng Hòm (~40k/L). Dùng để hoà tan mực.
6. Máy in Laser- để in phim
7. Đèn Metal (dùng để chụp phim) loại 75, 100, 200 hoặc 400W đều được – Mua tại phố Nguyễn Công Trứ (& nhiều nơi khác), khá đắt: ~650k/bộ đèn 400W. Nếu tiếc tiền mua đèn Metal thì có thể dùng ánh nắng mặt trời cũng tốt, tuy nhiên k được chủ động thôi.
C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
1. Phủ mực cảm quang (5’)
Rửa thật kỹ board đồng rồi phủ một lớp mực cảm quang lên bề mặt board đồng như sau:
- C1: dùng ngón tay bôi mực lên board đồng sao cho thật đều & mỏng, cách này chỉ thích hợp với những mạch nhỏ.
- C2: dùng khung lụa tráng mực lên board đồng, với khung lụa có mắt 120 thì lớp mực được tráng lên sẽ rất vừa, cách này có nhược điểm là phải mất công rửa khung.
- C3: dùng dung dịch Putin pha loãng mực rồi cho vào bình xịt (loại xịt ra dạng sương là ok) để phủ mực lên board đồng. Nếu có máy nén khí + Spray Gun thì hoàn hảo.
Chú ý:
Mực cảm quang này là loại nhạy với ánh sáng mặt trời, trong khi làm thì tránh ánh sáng ban ngày ra. Với ánh sáng đèn neon, đèn sợi đốt thì ok.
2. Sấy khô (5’)
Sau khi phủ mực lên board đồng rồi, ta đem cất vào trong nhà chờ nó khô, tốt nhất là trong bóng tối. Nếu để tự khô thì sau khoảng 8-10h là được (chỉ cần để trong bóng tối thì có thể bảo quản vài tuần cũng vẫn dùng tốt), còn nếu muốn nhanh hơn thì dùng máy sấy tóc sấy trong khoảng 5’, tuy nhiên không nên sấy quá kỹ vì sẽ làm chết mực. Chú ý rằng nếu mực chưa khô hẳn thì khi chụp phim sẽ dễ hỏng.
3. Chụp phim (5’)
- C1: chụp bằng đèn Metal.
Bật khởi động đèn Metal trong 2-3 phút để đèn đạt được độ sáng cần thiết
Phim đem chụp là loại phim âm bản. Ta dùng 2 tấm kính để ép phim & mạch in.
Với đèn Metal 400W, khoảng cách từ bóng đèn đến mặt phim là 50cm thì thời gian chụp chỉ khoảng 40 – 50s là ok. Nếu chiếu lâu quá thì cũng không tốt do phim in từ máyLaser không đạt được độ đen tuyệt đối nên có một lượng nhỏ ánh sáng xuyên qua sẽ làm chết phần mực ngoài ý muốn.
- C2: chụp bằng ánh sáng mặt trời trong khoảng 1 phút là được.
4. Rửa mạch (10’)
- Pha 2 thìa cafe bột Xút Na2CO3 với 1L nước ta có dung dịch cần dùng.
- Dùng cốc múc dung dịch dội lên mặt board đồng có phủ mực, những phần được chiếu sáng thì lưu lại, phần không được chiếu sáng sẽ bị Xút hoà tan ---> Đường mạch sẽ từ từ hiện ra. Chú ý rằng nếu rửa trong Xút lâu quá thì cũng sẽ làm bong đường mạch đó.
- Dùng tay hoặc giẻ mềm lau nhẹ lên bề mặt board đồng cho sạch hẳn lớp mực thừa còn sớt lại, lúc này sẽ thấy đường mạch rất sắc nét.
5. Ăn mòn (15’)
Ăn mòn board đồng trong dung dịch FeCl3.
6. Khoan lỗ (10’)
Công đoạn cuối cùng là khoan lỗ, nếu có máy khoan bàn là tốt nhất.
Để làm sạch mực cảm quang trên đường mạch, ta có thể dùng bột giặt + giẻ thô (dùng để rửa bát) là ok, muốn nhanh hơn thì dùng dung dịch Aceton.
7. Phủ nhựa thông (5’)
Rửa sạch mạch, phơi khô rồi quét dung dịch Aceton có hoà tan nhựa thông lên mạch