Chùa vàng Shwedagon, điểm dừng chân của phật tử - Trương Thu Cúc (tổng hợp) sưu tầm ông Trần Bảo Hảo

Chùa vàng Shwedagon, điểm dừng chân của phật tử   - Trương Thu Cúc (tổng hợp) sưu tầm ông Trần Bảo Hảo
 
 

Chùa vàng Shwedagon, điểm dừng chân của phật tử

 
Chuyến đi tới Myanmar sẽ không hoàn hảo nếu như du khách không ghé thăm Chùa vàng Shwedagon có niên đại 2.500 năm.
Nằm ở phía tây của hồ Kandawgyi (hồ Hoàng gia) trên đồi Singuttara tại Yangon, Myanmar, chùa Shwedagon hay còn gọi chùa Vàng là một ngôi chùa Phật giáo linh thiêng nhất và là niềm tự hào của người dân Myanmar. Tương truyền ngôi chùa đã được xây dựng từ cách đây hơn 2.500 năm, từ thời của Đức Phật. Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các Phật tử, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
image001-7836-1385439427.jpg
Toàn cảnh Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng tại Yangon, Myanmar. Ảnh: airpano.
Ban đầu chùa chỉ cao 8,2 m và sau nhiều lần trùng tu, nâng cấp, chùa Shwedagon hiện tại có chiều cao gần 110 m. Chùa Shwedagon được bao phủ bởi hàng trăm tấm vàng và trên cùng của tòa tháp được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên to nhất là 72 carat, cùng nhiều loại đá quý khác. Đây thực sự là một trong những kỳ quan của thế giới tôn giáo. Chùa Shwedagon còn là nơi lưu giữ các di sản của Myanmar như kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật. Nơi đây có hàng trăm ngôi đền, các tòa bảo tháp, và nhiều bức tượng độc đáo, phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài trong suốt 2.500 năm.
image003-4778-1385439427.jpg
Chùa Shwedagon bao gồm hàng trăm ngôi đền, tòa bảo tháp, và nhiều bức tượng độc đáo, phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài trong suốt 2.500 năm. Ảnh: flickr.
Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Người Myanma thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần.
Để có thể tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc vô cùng hoành tráng này, du khách sẽ có một chuyến trải nghiệm đi tham quan bên trong biểu tượng Phật giáo linh thiêng của người dân Myanmar. Du khách có thể leo lên chùa Shwedagon từ 4 phía của ngọn đồi. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác. Lối phía đông và phía nam có rất nhiều cửa hàng bán đồ thờ cúng, tu hành và đồ lưu niệm cho khách hành hương. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.
image004-3132-1385439427.jpg
Vào buổi tối, chùa Shwedagon càng trở nên lộng lẫy và uy nghi hơn. Ảnh: flickr
Các lễ hội chính
Các lễ hội tôn giáo diễn ra trong hầu hết tháng âm lịch Myanmar, thu hút rất đông du khách đến chùa. Vào những ngày diễn ra lễ hội, các bậc thang và sân chùa luôn đầy ắp dòng Phật tử đổ về đây từ sáng cho đến nửa đêm.
- Lễ hội vào Ngày trăng tròn của tháng âm lịch “Tabaung” của Myanmar (tháng 2–3), được gọi là "Lễ hội Tabaung".

- Lễ hội năm mới của Myanmar hay còn được biết đến là lễ hội té nước diễn ra vào tháng 4.

- Ngày lễ Đức Phật, còn được biết đến là "Lễ hội Kasone" diễn ra vào tháng 4–5.
- Lễ hội vào ngày đầu Mùa Chay Phật giáo, còn được biết đến là "Lễ hội Waso" diễn ra vào tháng bảy.
- Lễ hội vào ngày cuối cùng của Mùa Chay Phật giáo, còn được gọi là "Lễ hội Thadingyut" diễn ra vào tháng 10.
- Lễ hội dệt y cho Đức Phật, còn được gọi là "Lễ hội Tazaungdaing" diễn ra và tháng 11.
Trương Thu Cúc (tổng hợp)
 
Chuyến đi tới Myanmar sẽ không hoàn hảo nếu như du khách không ghé thăm Chùa vàng Shwedagon có niên đại 2.500 năm.
Nằm ở phía tây của hồ Kandawgyi (hồ Hoàng gia) trên đồi Singuttara tại Yangon, Myanmar, chùa Shwedagon hay còn gọi chùa Vàng là một ngôi chùa Phật giáo linh thiêng nhất và là niềm tự hào của người dân Myanmar. Tương truyền ngôi chùa đã được xây dựng từ cách đây hơn 2.500 năm, từ thời của Đức Phật. Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các Phật tử, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
image001-7836-1385439427.jpg
Toàn cảnh Chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng tại Yangon, Myanmar. Ảnh: airpano.
Ban đầu chùa chỉ cao 8,2 m và sau nhiều lần trùng tu, nâng cấp, chùa Shwedagon hiện tại có chiều cao gần 110 m. Chùa Shwedagon được bao phủ bởi hàng trăm tấm vàng và trên cùng của tòa tháp được nạm 4.531 viên kim cương, trong đó viên to nhất là 72 carat, cùng nhiều loại đá quý khác. Đây thực sự là một trong những kỳ quan của thế giới tôn giáo. Chùa Shwedagon còn là nơi lưu giữ các di sản của Myanmar như kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật. Nơi đây có hàng trăm ngôi đền, các tòa bảo tháp, và nhiều bức tượng độc đáo, phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài trong suốt 2.500 năm.
image003-4778-1385439427.jpg
Chùa Shwedagon bao gồm hàng trăm ngôi đền, tòa bảo tháp, và nhiều bức tượng độc đáo, phản ánh thời đại kiến trúc kéo dài trong suốt 2.500 năm. Ảnh: flickr.
Chùa từ lâu trở thành nơi hành hương của các tín đồ Phật giáo Myanma. Người Myanma thường đi vòng quanh tháp theo chiều quay của kim đồng hồ. Trong chùa có 7 bồn nước tương ứng với 7 hành tinh và với 7 ngày trong tuần.
Để có thể tìm hiểu tác phẩm nghệ thuật và kiến trúc vô cùng hoành tráng này, du khách sẽ có một chuyến trải nghiệm đi tham quan bên trong biểu tượng Phật giáo linh thiêng của người dân Myanmar. Du khách có thể leo lên chùa Shwedagon từ 4 phía của ngọn đồi. Mỗi lối lên có một cặp chinthe (sư tử thần) canh gác. Lối phía đông và phía nam có rất nhiều cửa hàng bán đồ thờ cúng, tu hành và đồ lưu niệm cho khách hành hương. Tại các bậc thang cuối của lối lên phía Nam có chân dung hiện thân thứ hai của Phật, tức là Phật Câu Na Hàm.
image004-3132-1385439427.jpg
Vào buổi tối, chùa Shwedagon càng trở nên lộng lẫy và uy nghi hơn. Ảnh: flickr
Các lễ hội chính
Các lễ hội tôn giáo diễn ra trong hầu hết tháng âm lịch Myanmar, thu hút rất đông du khách đến chùa. Vào những ngày diễn ra lễ hội, các bậc thang và sân chùa luôn đầy ắp dòng Phật tử đổ về đây từ sáng cho đến nửa đêm.
- Lễ hội vào Ngày trăng tròn của tháng âm lịch “Tabaung” của Myanmar (tháng 2–3), được gọi là "Lễ hội Tabaung".

- Lễ hội năm mới của Myanmar hay còn được biết đến là lễ hội té nước diễn ra vào tháng 4.

- Ngày lễ Đức Phật, còn được biết đến là "Lễ hội Kasone" diễn ra vào tháng 4–5.
- Lễ hội vào ngày đầu Mùa Chay Phật giáo, còn được biết đến là "Lễ hội Waso" diễn ra vào tháng bảy.
- Lễ hội vào ngày cuối cùng của Mùa Chay Phật giáo, còn được gọi là "Lễ hội Thadingyut" diễn ra vào tháng 10.
- Lễ hội dệt y cho Đức Phật, còn được gọi là "Lễ hội Tazaungdaing" diễn ra và tháng 11.
Trương Thu Cúc (tổng hợp)