Chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính ( sưu tầm - ông TRẦN BẢO HẢO )

Chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính ( sưu tầm - ông TRẦN BẢO HẢO )

Chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính

80% phụ nữ có nguy cơ mắc chứng bệnh đau nhức và mệt mỏi mãn tính. Đau nhức khắp cơ thể là dấu hiệu đầu tiên về chứng bệnh.

Chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính là gì?
Chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính là sự rối loạn mãn tính ở cơ bắp và các mô mềm bao xung quanh, gồm cả gân và dây chăng.
Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm: đau cơ, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và có những điểm đau tại các bộ phận trên cơ thể. Nhiều người tả chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính giống như căn bệnh cúm dai dẳng.
Một số trung tâm chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng những thuật ngữ sau để gọi tên chứng bệnh này: viêm xơ cơ, chứng viêm mô xơ, bệnh thấp khớp cơ, chứng đau nhức cơ mãn tính, chứng đau cơ xương…
Tuy nhiên, "chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính", nghĩa là “đau nhức cơ và các mô xơ khác”, đã trở thành thuật ngữ chính thống.
Nguyên nhân
Các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau nhức và mệt mỏi mãn tính.
Nhưng có một vài giả thuyết giải thích cho nguồn gốc của căn bệnh. Thiếu ngủ cũng có thể là một nguyên nhân. Một yếu tố khác có thể tính đến là bị thương, chẳng hạn bị chấn thương tâm lý hoặc thể xác. Các chuyên gia tin rằng bệnh nhiễm khuẩn hoặc virut cũng góp phần gây ra căn bệnh này.
Việc sản sinh bất thường các chất hóa học có liên quan đến cơn đau trong não và hệ thần kinh cũng đóng vai trò dẫn đến triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng bất kỳ nguyên nhân nào trong số đó cũng đều có thể gây ra chứng nhức mỏi và đau nhức kinh niên cho một người vốn có người nhà từng bị căn bệnh này.
Đặc điểm chính của chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính
Đau nhức cơ, cả khắp cơ thể hay chỉ tại những điểm cụ thể, là dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh này. Đó có thể là cơn đau nhẹ cho đến nghiêm trọng cản trở bạn làm việc, tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.
 
Cơn đau nhức thường xảy ra ở vùng cổ, lưng trên, vai, ngực, lồng ngực, lưng dưới và đùi. Có thể chúng phát triền từ từ và khiến bạn cảm thấy đau nhói, tim đập mạnh, nóng ran hoặc cảm giác đói cồn cào. Thường nó sẽ trở nên tệ hơn khi bạn nghỉ ngơi và sẽ đỡ hơn trong khi đang hoạt động.
Một yếu tố quan trọng của chứng bệnh này là sự tồn tại của “các điểm đau”, cơ bắp và dây chằng bị đau khi bị ấn. Điển hình các điểm đau ở cổ, lưng, đầu gối, vai, khuỷu tay và hông.
Những người bị mắc chứng bệnh này, có liên quan đến chứng trầm cảm, sẽ cảm thấy mệt mỏi từ mức độ vừa  cho đến nghiêm trọng vàgặp phải các vấn đề về giấc ngủ, gồm cả chứng mất ngủ. Điều này có thể là do chân, tay bạn hoạt động quá nhiều, khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ hoặc bị chứng ngừng thở lúc ngủ hoặc nghiến răng khi đang ngủ.
Các điểm đau của chứng đau nhức, mệt mỏi mãn tính
Theo Viện Thấp khớp Hoa kỳ, để được chẩn đoán là mắc chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính, bạn phải có những cơn đau bất thường tại ít nhất 11 trong số 18 điểm đau cụ thể liên quan đến bệnh.
Tuy nhiên, cũng có một số bệnh nhân có ít điểm đau hơn thế nhưng mặt khác, lại có triệu chứng đau rộng khắp cơ thể (phần trên và dưới, cả bên trái lẫn bên phải cơ thể) và nghiêm trọng hơn, kéo dài ít nhất 3 tháng.
Các điểm đau đặc trưng của bệnh nằm ở các cơ hoặc mô mềm khác ở cả hai bên và phần trước,  sau của cơ thể. Bên cạnh đó, những người bị bệnh này cũng có thể có những cơn đau bất thường tại bất kỳ điểm nào trong một số các điểm còn lại trên cơ thể.
Những ai có nguy cơ bị chứng bệnh này?
Các chuyên gia ước tính có khoảng 3-6 triệu người Mỹ mắc bệnh đau nhức và mệt mỏi mãn tính. Trong số đó, 80% là phụ nữ. Những người có nguy cơ mắc bệnh này cao chính là phụ nữ từ độ tuổi 20 đến 50.
Một yếu tố nguy hiểm khác dẫn đến căn bệnh này là bệnh thấp khớp, chẳng hạn như viêm khớp mãn tính tăng dần, bệnh lupus hay triệu chứng Sjogren.
Bệnh đau nhức và mệt mỏi mãn tính có vẻ mang tính di truyền, vì vậy có thể gien cũng là một nguyên nhân.
Hầu hết những người mắc chứng bệnh này đều bắt đầu có triệu chứng của bệnh từ giai đoạn 20 đến 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát triển ở trẻ em hoặc người già. Phụ nữ bị đau nhức và mệt mỏi mãn tính thường cảm thấy đau khắp cơ thể trong khi đàn ông thường đau ở mặt hoặc đau và bị cơ cứng tại một bộ phận nào đó của cơ thể, kết quả của việc cơ bắp bị căng thẳng do làm việc hoặc có các hoạt động giải trí nhiều.
Chữa trị
Cho đến nay, người ta vẫn chưa có cách nào chữa khỏi hẳn chứng bệnh này. Tuy nhiên, trong lúc chờ các nhà khoa học tìm ra những phương pháp tối ưu, bạn vẫn có thể hạn chế bệnh như sau:
Tránh những thực phẩm ảnh hưởng xấu tới bệnh
Có một số thực phẩm mà khi hạn chế, bạn sẽ giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức và mệt mỏi mãn tính đến mức tối đa.  
Đường: Thực phẩm đầu tiên cần tránh là đường, đặc biệt là các loại đường có trong nước quả hay các loại nước giải khác bởi chúng có thể làm cho bệnh nặng hơn.
Cà phê, trà: Hai thứ này ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ. Chúng khiến tình trạng rối loạn giấc ngủ thêm trầm trọng.   
Rượu: Không nên uống rượu vì nó rất hại cho hệ thần kinh, làm tăng ảo giác.
Thay đổi lối sống:
Vai trò của giấc ngủ rất quan trọng đối với chứng bệnh này. Một giấc ngủ ngon sẽ khiến bạn đỡ đau hơn. Có rất nhiều phương cách giúp bạn ngủ ngon hơn như giữ cho phòng ngủ thoải mái (không nóng, không lạnh, không ồn ào, không ánh sáng), không mang việc lên giường ...
Bớt suy nghĩ và lo âu bởi lo nghĩ nhiều, căng thẳng sẽ lên cao, khiến bạn cảm nhận cái đau nhiều hơn.