THủy Sám Liên Đài - Phục Vụ Vu Lan Rằm Tháng Bảy Tại Chùa Cả TP Nam Định - Design by TuanTran - Hoàn Thành 04 / 08 / 2014
Trang Của Họ Trần - Page family TRAN
Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
twa̤ː˨˩ sɛn˧˧ | twaː˧˧ ʂɛŋ˧˥ | twaː˨˩ ʂɛŋ˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
twa˧˧ ʂɛn˧˥ | twa˧˧ ʂɛn˧˥˧ |
tòa sen
TÒA SEN
TÒA SEN
Hoa sen tượng trưng các đức Phật thường xuyên ra vào cõi thế gian để cứu độ chúng sinh, nhưng không bị bụi đời làm ô nhiễm.Một mô típ thường gặp trong tranh ảnh và tượng điêu khắc là Phật ngồi trên tòa sen. Chùa Một Cột Hà Nội kiến trúc theo mô típ tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen.“Tiêu dao khoái lạc chẳng âu,Bất sinh bất diệt ngồi lầu tòa sen.”(Chân Nguyên Thiền Sư – Thiền Tông Bản Hạnh)Theo Tịnh Độ tông thì những Phật tử, tu hành pháp môn niệm danh hiệu Phật A Di Đà, cầu vãng sinh qua cõi Cực Lạc phương Tây, thì khi lâm chung sẽ được như nguyện. Theo Kinh A Di Đà thì chúng sinh ở cõi Cực Lạc không phải sinh ra từ bụng mẹ (thai sinh) mà là từ hoa sen. Sen trổ hoa thì chúng sinh từ hoa sen mà ra.“Ta cầu tín niệm chí thành,Tòa sen sẵn trổ sớm dành cho ta.”(Toàn Nhật – Tam Giáo Nguyên Lưu Ký)
ĐĂNG NGÀY 22 07 2010 MỤC THÍNH PHÁP | 10 PHÚC ĐÁP
Thiền sư Ngộ Đạt đời Đường, Trung Hoa, năm Hàm Thông thứ tư, đời vua Ý Tông được vua phong chức Thống giáo môn sự, tương đương quốc sư. Lúc ấy ngài mới 16 tuổi, giảng Kinh Niết bàn như mây trôi nước chảy. Một hôm ghẻ mặt người nổi lên nơi đùi trái bằng hạt châu vô cùng đau nhức, ngự y của triều đình trị không lành được. Nhớ lại thuở làm chú tiểu vá đào phục vụ một vị tăng phong hủi du phương không ghê tởm. Vị tăng ấy bảo: “Khi nào chú lâm đại nạn, đến Lũng thục, phía trên hai cây thông cổ thụ có một ngôi chùa bằng Thất bảo thầy sẽ giải nạn cho!”
Ngộ quốc sư cải trang thành dân quê đến Lũng thục, đúng như lời sư bệnh năm xưa, phía trên hai cây thông cổ thụ có ngôi chùa Thất bảo sáng ngời. Vị tăng bệnh đã lành hào quang rực sáng, tiếp đãi nồng nàn. Sau khi ăn uống tắm rửa, ngài lên chánh điện sám hối chí thành, vị tăng nầy cho biết pháp danh ngài là A Nặc Ca, đã chú nguyện nước suối, hừng đông Ngộ quốc sư xuống suối múc nước rửa ghẻ.Thì nghe văng vẳng như mục ghẻ lên tiếng nói: “Mười đời trước ông làm quan án xử oan Triệu Thố, chính là tôi, quyết đeo bám ông để trả thù. Những đời kế tiếp ông làm cao Tăng có thần Hộ pháp. Đời này vua ban ghế trầm hương ông khởi tâm tự cao, tham luyến, thần Hộ pháp xa lánh, tôi nhập vào rửa hận. Nay nhờ chú nguyện của A Nặc Ca tôn giả, oan trái giữa tôi và ông kết thúc!”
Sau khi Ngộ quốc sư rửa ghẻ bằng nước suối, nghe như sấm vang, chết giấc. Tỉnh dậy ghẻ mặt người đã lành và ngôi chùa thất bảo cũng biến mất. Sau khi viên tịch Ngộ quốc sư có để lại 3 quyển Thủy sám, kể rõ chuyện này.
Trích đoạn giới thiệu của Thích An Hải trong Ý Nghĩa Pháp Môn Tịnh Độ
Tác giả pháp âm: thiền sư Nhất Hạnh
Giọng đọc: Quang Minh & Hồng Đào
Biểu tượng hoa sen trong đạo Phật có ý nghĩa gì?
Tòa sen mang ý nghĩa gì mà Phật tử lại làm đài cho đức Phật ngồi? Hay các chùa, tháp cho đến mộ của Phật tử cũng để hình ảnh hoa sen?
- Tòa sen mang ý nghĩa gì mà Phật tử lại làm đài cho đức Phật ngồi? Hay các chùa, tháp cho đến mộ của Phật tử cũng để hình ảnh hoa sen?Để giúp độc giả và Phật tử hiểu về điều này, Kienthuc.net.vn xin đăng tải lý giải về biểu tượng hoa sen trong đạo Phật của Hòa thượng Thích Thanh Từ đã giảng vào ngày Tết Nguyên Đán xuân Tân Mùi (1991)
“Trong vũng bùn ngũ dục, đức Phật thoát ra và trở thành một vị giác ngộ giải thoát. Đức Phật không phải từ phương trời nào xuống, mà chính là một con người hưởng đầy đủ dục lạc ở thế gian, rồi tự điều phục, thoát khỏi ngũ dục trở thành đấng giác ngộ.” Hòa thượng Thích Thanh Từ chia sẻ Nói đến hoa sen, trước nhất trong chùa, chúng ta thấy tượng đức Phật ngự trên toà sen. Hẳn quí vị cũng nhớ thuở xưa khi thành Phật Ngài ngồi ở đâu? Ngài ngồi dưới cội Bồ-đề, trên toà cỏ. Hiện nay chúng ta lại để đức Phật ngồi trên tòa sen, như vậy là không đúng sự thật rồi.Vậy tòa sen mang ý nghĩa gì mà tất cả Phật tử chúng ta lại quí trọng để làm đài cho đức Phật ngồi? Hay các chùa, tháp cho đến mộ của Phật tử cũng để hình ảnh hoa sen? Cả đến gia đình Phật tử cũng dùng lá cờ có hình hoa sen…Đó là những điều người Phật tử cần phải hiểu rõ để khi có người hỏi chúng ta biết cách giải thích.Hương thơm tỏa ra từ trong bùn nhơTheo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy: Thường hoa sen xuất phát từ trong bùn nhơ, luôn luôn sen mọc trong ao, trong hồ. Điều đó ca dao Việt Nam đã có nhắc đến và quí vị cũng đã nhớ, đã thuộc. Như vậy giá trị của hoa sen là từ nơi bùn nhơ sen trỗi dậy, vươn lên khỏi bùn, ra khỏi nước rồi trổ hoa.Lúc đầu mầm nó chui trong bùn nhưng khi gần trổ hoa thì nó vượt khỏi bùn, ngâm trong nước và lên khỏi mặt nước mới trổ hoa. Khi ở trong bùn thì hôi, nhưng khi nó nở hoa thì thơm ngát.Vậy giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, đó là điểm kỳ đặc của hoa sen. Tỉ dụ như hoa hồng, hoa cúc, hoa mai chúng ta trồng trên khô, trổ hoa thơm thì cũng thường, vì chúng không có cái gì hôi hám.Còn sen ở trong bùn lại trổ được hoa thơm, điều đó thật hiếm có. Thế nên đạo Phật dùng ý nghĩa này của hoa sen để tượng trưng cho người tu hành.Theo sử, đức Phật ngày xưa là thái tử con vua Tịnh Phạn, Ngài sống trong cảnh vương giả đầy đủ ngũ dục, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc dư thừa. Ngài sống trong ngũ dục, chìm trong ngũ dục, nhưng chính từ trong ngũ dục sau này Ngài thức tỉnh, Ngài thoát ra khỏi ngũ dục và đi tu.Khi đi tu Ngài sống khổ hạnh đến ngày viên mãn đạo quả, thành một đức Phật sáng suốt giác ngộ, cũng như hoa sen từ trong bùn vươn ra khỏi bùn, lên khỏi mặt nước rồi trổ hoa.Thế nên đức Phật dạy: Trước tâm ta buông lung, Chạy theo ái dục lạc, Nay ta chánh chế ngự, Như câu móc điều voi. (Kinh Pháp Cú 326) Đức Phật kể lại: Thuở trước lúc ở trong cung Thái tử, tâm Ngài buông lung chạy theo ái dục, thụ hưởng dục lạc, nhưng ngày nay tức là khi đi tu, Ngài chế ngự được nó giống như người nài (người chăn voi) dùng câu móc điều phục voi.
Vậy giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen thường được dùng làm biểu tượng của nhà Phật Như vậy quí vị thấy từ trong vũng bùn ngũ dục, Ngài thoát ra và trở thành một vị giác ngộ giải thoát. Đức Phật không phải từ phương trời nào xuống, mà chính là một con người hưởng đầy đủ dục lạc ở thế gian, rồi tự điều phục, thoát khỏi ngũ dục trở thành đấng giác ngộ.Khi Ngài ở trong cung vua thọ hưởng dục lạc, ví dụ như hoa sen còn ở trong bùn; khi Ngài vượt thành xuất gia không còn ở trong thế gian của dục lạc nữa, ví dụ như hoa sen vượt ra khỏi bùn nhưng còn ở trong nước; khi Ngài cố gắng tu hành cho đến lúc được viên mãn giác ngộ, giống như hoa sen vượt khỏi nước, nở hoa.Như vậy hoa sen từ lúc mới mọc đến khi trổ hoa trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn một là ở trong bùn, giai đoạn hai là ra khỏi bùn ở trong nước, giai đoạn ba là ra khỏi nước, giai đoạn bốn là nở hoa thơm ngát.Cũng như vậy cuộc đời của đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn.Thế nên sau này chư Tổ dùng hoa sen để tượng trưng cho công hạnh tu hành của đức Phật, hình tượng đức Phật ngự trên đài sen là ý nghĩa như vậy.Sau khi giác ngộ rồi, đức Phật cũng dùng hoa sen để dạy đệ tử và các đệ tử Phật cũng học theo gương của Ngài. Như giữa đống rác nhớp Quăng bỏ bên cạnh đầm, Chỗ ấy hoa sen nở Thơm sạch đẹp lòng người. Cũng vậy giữa quần sanh, Uế nhiễm mù phàm tục, Đệ tử bậc Chánh giác, Sáng ngời bằng trí tuệ. (Kinh Pháp Cú 58-59)Qua bài kệ này chúng ta thấy đức Phật dạy đệ tử của Ngài phải giống như hoa sen, giống cách nào? Như khi vào thành phố chúng ta thấy mấy xe rác hôi hám nhơ nhớp, người ta đem đổ bồi các chỗ trũng, các đầm. Chính nơi đó sen mọc lên, khi sen nở, hoa có mùi rác hay mùi thơm thanh khiết? - Sen nở có mùi thơm thanh khiết. Đó là đức Phật dùng hình ảnh hoa sen để ví dụ.Ngài dạy tiếp: “Cũng vậy giữa quần sanh uế nhiễm, mù, phàm tục”, tức là ở giữa mọi người chung quanh chúng ta, họ là những kẻ uế nhiễm, mù tối, phàm tục, đệ tử của bậc Chánh giác phải như thế nào? Đệ tử của Phật phải cố gắng “sáng ngời bằng trí tuệ”, tức là ở chỗ mù tối, uế nhiễm chúng ta phải luôn luôn nuôi dưỡng trí tuệ mình được sáng ngời để xứng đáng là đệ tử bậc Chánh giác.Như thế quí vị thấy đức Phật dùng hoa sen để nhắc nhở đệ tử Ngài phải sống đúng như tinh thần của hoa sen, từ chỗ nhiễm nhơ phàm tục phải dùng trí tuệ sáng ngời đi đến giác ngộ.Hoa sen ở trong lò lửaTiếp đến chúng tôi nói biểu tượng hoa sen theo tinh thần Phật giáo Đại thừa hay là Phật giáo phát triển, nó có hơi khác một chút. Hẳn đa số Phật tử ở đây đều có tụng kinh Pháp Hoa, Pháp Hoa là gì? Pháp là Diệu Pháp, Hoa là Liên Hoa, nói tắt là Pháp Hoa, nói đủ là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.Liên Hoa là hoa sen, Diệu Pháp ví dụ như hoa sen nên gọi là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, như vậy kinh Pháp Hoa là bộ kinh nói lên ý nghĩa Diệu Pháp giống như hoa sen. Diệu Pháp là gì? Tức là Tri kiến Phật. Kinh Pháp Hoa nói: “chư Phật ra đời vì khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”, nghĩa là chỉ dạy cho chúng ta ngộ được Tri kiến Phật, tức là cái thấy biết Phật của mình.Vậy cái thấy biết Phật của mình ở đâu? - Ở ngay trong thân vô thường nhơ nhớp này. Tri kiến Phật là cái thanh tịnh, sáng suốt, là Diệu Pháp, là Pháp sẵn có nơi con người chúng ta. Thân nhơ nhớp ô uế này dụ như đống bùn. Đức Phật dạy thân chúng ta là nhơ nhớp là bất tịnh nhưng trong cái nhơ nhớp bất tịnh có cái thanh tịnh sáng suốt, vì vậy mà dụ Tri kiến Phật như hoa sen.
Hoa sen ở trong lò lửa là để nói ngay thân vô thường sanh diệt của chúng ta vẫn có cái thể tánh hay là cái Diệu tánh lúc nào cũng tươi nhuần, lúc nào cũng đẹp đẽ không bị khô héo, hư hao trong khi tất cả đều bị ngọn lửa vô thường thiêu đốt. Chúng ta khéo ứng dụng tu theo lời Phật dạy trong kinh Pháp Hoa thì sẽ được giác ngộ, thấy được Tri kiến Phật. Đến các Thiền sư nói về hoa sen như thế nào? Như một Thiền sư đời Lý, ngài Đạo Huệ có bài kệ: Sắc thân dữ Diệu thể, Bất hiệp bất phân ly. Nhược nhân yếu chân biệt, Lô trung hoa nhất chi.Tôi dịch: Sắc thân cùng Diệu thể, Chẳng hợp chẳng chia ly. Nếu người cần phân biệt, Trong lò một cành hoa. Cành hoa tức là cành hoa sen. Các Thiền sư không nói hoa sen ở trong bùn nữa mà nói hoa sen ở trong lò lửa. Hoa sen trong bùn thì dễ hiểu, còn hoa sen trong lò lửa là điều quá sức tưởng tượng của chúng ta.Tôi sẽ giải thích ý nghĩa này. Lò lửa là chỉ thân vô thường, trong kinh Pháp Hoa cũng có dụ là “Tam giới vô an du như hoả trạch”, nghĩa là ba cõi không an giống như trong nhà lửa. Thân vô thường của chúng ta bị thiêu đốt, nó khô, nó chết từng phút từng giây, nhưng trong đó lại có một cái chưa bao giờ bị thiêu đốt, luôn nguyên vẹn trong sáng tươi tốt, nói theo kinh Pháp Hoa đó là Tri kiến Phật, nói theo bài kệ này đó là Diệu thể.Lò lửa dụ cho sắc thân, cành hoa dụ cho Diệu thể. Cành hoa là biểu trưng cho trí tuệ sẵn có của chúng ta, nhà Phật gọi là Phật tánh hay Chân tâm. Trí tuệ đó sẵn trong thân vô thường này giống như hoa sen trong lò lửa. Thân chúng ta bị lửa vô thường thiêu đốt bại hoại nhưng hoa sen của chúng ta, tức tánh giác của chúng ta, không bao giờ khô héo.Thế nên đã bao lần thân này hoại đi qua thân khác mà tánh giác không thêm, không bớt, không thay đổi dụ như hoa sen trong lò lửa vẫn tươi tốt. Đến vị thứ hai, cũng đời Lý, Thiền sư Ngộ Ấn nói khác hơn một chút: Diệu tánh hư vô bất khả phan, Hư vô tâm ngộ đắc hà nan. Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận, Liên phát lô trung thấp vị càn.Tôi tạm dịch: Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin, Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin. Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy, Lò lửa hoa sen nở thật xinh. Trong bài này Thiền sư cũng nói hoa sen ở trong lò lửa . “Diệu tánh rỗng không chẳng thể vin” nghĩa là mỗi người chúng ta có cái tánh nhiệm mầu tức là tánh giác, nó rỗng rang nên chúng ta không thể nào vin theo được, không thể nào nắm bắt được.“Rỗng không tâm ngộ việc dễ tin” là nếu khi tâm chúng ta rỗng rang không còn dính mắc nữa thì lúc đó chúng ta mới tin được nó. “Tươi nhuần sắc ngọc trong núi cháy” nghĩa là ở trong ngọn núi cháy rực, hòn ngọc vẫn tươi nhuần không bị khô, không bị cháy cũng không bị nứt bể...“Lò lửa hoa sen nở thật xinh” là ở trong lò lửa hoa sen vẫn nở thật đẹp. Như vậy hoa sen ở trong lò lửa là để nói ngay thân vô thường sanh diệt của chúng ta vẫn có cái thể tánh hay là cái Diệu tánh lúc nào cũng tươi nhuần, lúc nào cũng đẹp đẽ không bị khô héo, hư hao trong khi tất cả đều bị ngọn lửa vô thường thiêu đốt.Như thế quí vị thấy ngay trong thân vô thường có cái không phải vô thường, cái đó gọi là Diệu tánh (theo ngài Ngộ Ấn) hay là Diệu thể (theo ngài Đạo Huệ), đều chỉ cho cái chân thật đó. Lại có một vị Tăng hỏi Hòa thượng Tộ ở Trí Môn: Hoa sen khi chưa ra khỏi nước thì thế nào? Ngài đáp: Hoa sen. - Sau khi ra khỏi nước thì thế nào? - Lá sen. Như thế lời đáp có dễ hiểu không? Lời đáp như là không có đáp, không thể hiểu gì cả.Nhưng sau này có một vị Quốc sư Nhật Bản, ngài Viên Thông Đại Ứng làm bài tụng để chúng ta thấy rõ nghĩa đó. Ngài tụng: Liên hoa hà diệp ly nê thủy, Xuất vị xuất thời tuyệt điểm ai. Vô hạn thanh hương thâu bất đắc, Hoà phong đới vũ mãn trì khai. Tôi tạm dịch: Hoa sen cành lá lìa bùn nước, Ra với chưa ra bặt điểm trần. Vô hạn hương thơm thu chẳng hết, Theo mưa quyện gió nở đầy ao.Nói là ra khỏi nước hay chưa ra khỏi nước, nói là hoa sen, cành sen hay lá sen, cách nói đó là để chúng ta không bị tình giải trói buộc. Vị Tăng hỏi “hoa sen khi chưa ra khỏi nước như thế nào” là ý ngầm hỏi khi Phật tánh của chúng ta còn lẫn trong tâm phàm tục này hay là trong cái vọng tâm phiền não này thì thế nào? Ngài liền trả lời: Hoa sen.Lại hỏi: Sau khi ra khỏi nước thì thế nào? Lẽ ra sau khi ra khỏi nước là sắp nở, cũng như là tâm giác của chúng ta khi thoát khỏi phiền não là sẽ sáng, nhưng Ngài lại đáp là “lá sen”. Như vậy đáp là hoa sen, là lá sen, lối đáp đó đều không cho chúng ta hiểu mà để chúng ta thấy.Nếu khi nào chúng ta không khởi niệm suy nghĩ phân biệt - danh từ chuyên môn nhà Thiền gọi là không khởi tình giải - lúc đó “ra với chưa ra bặt điểm trần”, nghĩa là không còn một mảy niệm nào làm cho nhơ nhớp. Nếu không còn một mảy niệm nhơ nhớp thì “vô hạn hương thơm thu chẳng hết”, khi ấy hương thơm tràn khắp, dù chúng ta muốn thu, thu cũng không hết. “Theo mưa quyện gió nở đầy ao” là theo mưa theo gió, đầy ao nở toàn là hoa sen.Tóm lại ý bài tụng này muốn nói rằng khi người ta đến chỗ tâm niệm không còn đuổi theo ngoại cảnh hay là không còn khởi những tình giải lăng xăng nữa, khi đó tâm thanh tịnh không còn dính một mảy bụi nhơ nhớp, khi ấy nơi nơi hoa sen đều nở rực, nơi nơi là mùi hương thơm ngát của hoa sen, không còn có những hôi hám bẩn thỉu nữa. Đó là ý nghĩa hoa sen.Hoài Lương (ghi)[links()]
THủy Sám Liên Đài - Phục Vụ Vu Lan Rằm Tháng Bảy Tại Chùa Cả TP Nam Định - Design by TuanTran - Hoàn Thành 04 / 08 / 2014
Không tìm thấy bình luận.
Hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có. Tính viên giác vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi. Hoa sen từ lúc nở cho đến lúc tàn.Hỏi: Kính bạch thầy, mỗi khi vào chùa nhìn lên bàn Phật, thấy tượng Phật ngồi trên tòa sen, nhưng thú thật con không hiểu ý nghĩa của hình ảnh hoa sen như thế nào? Mà khi vào chùa nhìn đâu cũng thấy hoa sen cả. Kính mong thầy giải thích cho chúng con hiểu. Con cám ơn thầy.Đáp: Điều thắc mắc của Phật tử về vấn đề ý nghĩa tiêu biểu của hình ảnh hoa sen, thật là hữu lý và rất thú vị. Vì ý nghĩa của hoa sen, trong nhà Phật giải thích rất rộng và rất quý trọng hoa sen. Có thể nói hoa sen là một đặc trưng mà phần lớn rãi rác trong các kinh điển Phật giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển đều có đề cập đến. Một bộ Kinh Đại Thừa trọng đại mà hầu hết Phật tử thuộc Phật giáo Bắc Tông ít nhiều đều có đọc tụng qua, chẳng những đọc tụng thôi mà còn quan tâm nghiên cứu học hỏi nữa, đó là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Ngoài ra, hoa sen còn được biểu trưng qua những lĩnh vực khác mang tính đặc thù văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc theo Phật giáo. Nhất là đối với các nước Phật giáo Á Châu. Đối với các nước Phật giáo Á Châu, tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam… hoa sen được trưng bày trong chùa hoặc qua các phù hiệu cờ đoàn hay các phù hiệu khác của một vài đoàn thể trong Phật giáo. Như đoàn thể Gia đình Phật Tửtchẳng hạn. Và trong các tông phái Phật giáo có một Tông lấy hoa sen mà đặt tên cho một Tông phái, đó là Tịnh Độ Tông, còn gọi là Liên Tông. Như vậy, cho chúng ta thấy một cách khái quát rằng, hình ảnh hoa sen trong Phật giáo cái thâm nghĩa của nó quan trọng đến ngần nào. Vì thế, ở đây, chúng tôi chỉ xin giải thích một cách khái lược qua một vài đặc tính tiêu biểu mang tính ẩn nghĩa trong giáo lý Phật giáo mà thôi.
Đại loại hoa sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây: 1. Không nhiễm. 2. Trừng thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Viên dung 5. Thanh lương. 6. Hành trực. 7. Ngẩu không. 8. Bồng thực.1. Đặc tính không nhiễm: Hoa sen dù mọc lên từ bùn nhơ, nhưng tính chất của nó vẫn không mang mùi hôi của bùn. Ca Dao Việt Nam có bài nói về đặc tính không cấu nhiễm này:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Dù nằm trong bùn trải qua nhiều ngày tháng, nhưng hoa sen vẫn chờ ngày vươn mình lên khỏi mặt nước để nở ra và rồi khoe hương khoe sắc, ngát tỏa hương thơm cùng khắp đất trời. Ta thấy giữa bùn và hoa không dính dáng gì nhau. Bùn là tượng trưng cho phiền não nhiễm ô, còn hoa sen là tiêu biểu cho thanh tịnh. Điều nầy, để nói lên cái ý nghĩa thâm trầm là chư Phật Bồ tát ra đời, các Ngài vẫn sinh hoạt trong dòng đời, nhưng các Ngài không bao giờ bị cấu nhiễm. Cư trần bất nhiễm trần là thế. Ngược lại, chúng ta thì có khác. Chúng ta đụng đâu nhiễm đó. Mặc dù trong mỗi người chúng ta đều sẵn có hoa sen bất cấu nhiễm nầy. Hoa sen là để tiêu biểu ẩn dụ cho mỗi người chúng ta ai ai cũng sẵn có Phật tính. Mà Phật tính vốn không cấu nhiễm, vì bản chất của nó thanh tịnh sáng suốt. Nhưng vì chúng ta theo dòng vô minh vọng nghiệp mà tạo ra nhiều tội lỗi để rồi bị dính mắc trong trần lao ô nhiễm. Đó là đặc tính thứ nhất.
2. Trừng thanh: Trừng thanh là lóng trong. Điểm đặc biệt là chỗ nào có hoa sen mọc, thì chỗ đó nước không bao giờ đục. Do đó, khi chúng ta hái hoa sen, thì khỏi cần phải rửa, bởi hoa sen không dính bùn nhơ. Bởi vì bản chất của nó mang sẵn tính trừng thanh. Điều nầy để nói lên cái ý nghĩa biểu trưng rằng, nơi nào có chư Phật, Bồ tát ra đời, thì nơi đó sẽ đem lại cho chúng sanh có sự an ổn mát dịu. Ngược lại, nơi nào có những phần tử xấu ác bất lương, thì nơi đó chắc chắn là sẽ xảy ra lắm điều phiền phức họa hại bất an.
Đặc tính trừng thanh này, các loài hoa khác không có. Đặc tính này, nếu chúng ta khéo biết áp dụng vào đời sống thực tế hằng ngày, thì cũng rất là lợi ích. Vì sao? Vì có thường xuyên lóng lặng cấu uế phiền não thì nước hồ tâm của chúng ta mới trong sạch thanh lương được. Mà phiền não không có, tất nhiên là chúng ta sẽ có an lạc hạnh phúc ngay.
3. Kiên Nhẫn: Như chúng ta đã biết, hoa sen là loại túc căn thảo, tức một loại có nẩy mầm từ rễ củ của năm trước. Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tánh kiên nhẫn. Đức tánh nầy, rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Người nào có đức tánh kiên nhẫn nầy, thì người đó khi ra làm việc gì chắc chắn sẽ dễ đạt được thành công. Bằng ngược lại, thì khó mong đạt được.
Có nhiều khi, vì một việc rất nhỏ nhặt nào đó xảy ra mà chúng ta cũng không đủ sức kiên nhẫn để vượt qua, thì đừng nói chi đến việc trọng đại. Việc đời cũng như việc đạo muốn có kết quả tốt đẹp, tất nhiên, chúng ta phải có đức tánh kiên nhẫn nầy. Nếu không, thì khó mà thành công trong bất cứ lãnh vực nào. Cho nên, đức tánh kiên nhẫn là một đức tánh tối thiết yếu trong đời sống hướng thượng thăng hoa, khác nào hoa sen đã kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp vậy.
4. Tính Viên Dung: Đức tính này, đặc biệt chỉ có hoa sen mới có. Vì hoa sen có những cánh hoa bao bọc gương sen tròn trịa. Đây là tiêu biểu cho tính viên giác của mỗi chúng sinh sẵn có. Tính viên giác vượt ngoài phạm trù nhân duyên đối đãi. Hoa sen từ lúc nở cho đến lúc tàn, không bị loài ong bướm làm hư hoại, khác với các loài hoa khác bị ong bướm tìm đến bu đậu và hút lấy nhụy. Điều nầy, nói lên tính viên giác tròn sáng vô ngại, không bị cảnh nào có thể làm tiêu hoại ô nhiễm nó được.
5. Thanh Lương: Thông thường các loài hoa thi nhau đua nở vào mùa Xuân, vì mùa Xuân là mùa mát mẻ. Ngược lại, chúng không thể nở hoa vào mùa Thu hay mùa Ðông. Vì mùa Thu là mùa hay có mưa phùn còn mùa Ðông thì giá lạnh. Do đó, không thích hợp cho các loài hoa khai hoa nở nhụy. Khác hơn các loài hoa khác, hoa sen lại nở vào mùa Hạ, đây là mùa nóng bức. Điều này, để nói lên ý nghĩa chư Phật Bồ tát ra đời trong cõi đời ngũ trược, chúng sinh dẩy đầy phiền não, bức bách khó chịu, các Ngài mang lại nước cam lồ từ bi để tưới tẩm làm mát dịu cho mọi người.
Giữa mùa hè oi ả nóng bức, nhưng hoa sen vẫn bất chấp sự nóng bức đó mà vẫn vươn mình mọc lên, để nói lên rằng, dù chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới đang bị thiêu đốt bởi những thứ lửa dục vọng tham sân si…nhưng chúng ta vẫn cố gắng bền tâm nhẫn nại chịu đựng để khắc phục vượt qua. Đồng thời dùng nước chính pháp để tưới tẩm làm mát dịu tâm hồn.
6. Hành trực: Hành trực là chỉ cho thân ngay thẳng. Không có loài hoa nào mọc lên mà có thân hình (cọng sen) ngay thẳng như hoa sen. Điều nầy, để tiêu biểu: “người tu hành cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng”. Trong Kinh Duy Ma Cật có câu nói: “Trực tâm tức thị đạo tràng”. Dù sống trong bất cứ hoàn cảnh thuận nghịch nào hay ở bất cứ nơi đâu mà tâm ta ngay thẳng, tức không khởi nghĩ hai bên: có, không, phải trái v.v…dù là ở nơi giữa chợ búa, thì ta cũng biến nơi đó thành đạo tràng. Đạo tràng là nơi thanh tịnh. Như vậy, đức tánh ngay thẳng là đức tánh mà người Phật tử cần phải áp dụng hành trì trong đời sống thực tế. Có thế, thì chúng ta mới có sự lợi lạc, như hoa sen mọc từ bùn thẳng lên và rồi khoe hương khoe sắc vậy.
7. Ngẩu không: Hoa sen tuy thân ngay thẳng, nhưng trong ruột thì trống rỗng. Điểm đặc biệt nầy để nói lên một ý nghĩa rất thâm trầm là người tu hành cần phải có tánh hỷ xả. Hai đức tánh nầy Bồ tát luôn thực hiện. Nói đến hạnh hỷ xả, chúng ta liền nghĩ ngay đến Bồ tát Di Lặc.
Đức Di Lặc ngồi trơ bụng đá
Bao bụi trần bám đã rồi rơi
Mặc cho thế cuộc đầy vơi
Dửng dưng như một nụ cười an nhiên.
Đối với Bồ tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
8. Bồng thực: Các loài hoa khác, khi bông tàn mới kết nụ thành trái và có hột. Ngược lại, hoa sen thì không như thế. Hoa sen nở ra thì đã có gương có hột sẵn rồi. Đó là nhân quả đồng thời. Điều nầy, nói lên một triết lý sống; nhân quả không bao giờ sai khác. Nhân quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.
Thế nên, muốn cho đời sống được an ổn tươi mát thơm tho như hoa sen, thì chúng ta nên nhớ đến lý nhân quả mà hành xử tu nhân tích đức, làm lợi ích cho mình và người, thì chắc chắn chúng ta sẽ có hạnh phúc an lạc ngay trong đời sống hiện thực, không cần phải tốn công hao sức tìm nơi đâu xa xôi. Niết bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
Trên đây, chúng tôi chỉ nêu ra trình bày một cách khái yếu về những đặc tánh của hoa sen mà thôi. Thật ra, ý nghĩa của hoa sen rất thâm thúy, không thể nào giải thích hết được. Tuy nhiên, qua 8 đặc tánh tiêu biểu trên, thiết nghĩ, cũng tạm đủ để chúng ta hiểu được phần nào về triết lý và hình ảnh hoa sen biểu trưng trong Phật giáo.
Trang của họ Trần - Nơi Gặp Gỡ Và Chia Sẻ - Thiết kế Bởi Tân HồngThái Website Phi Thương Mại -Quý Vị Có Thể Tự Do Sao Chép , Chia Sẻ- trntnthanh@yahoo.com - Tran's Page - Venues and Share - Design By Tan Hong Thai African Trade Website