Aleksei Petrovich Antropov (1716-1795) – Họa sĩ chân dung
Aleksei Petrovich Antropov là một trong những họa sĩ vẽ chân dung đầu tiên và nổi tiếng nhất của nước Nga vào thế kỷ thứ 18. Ông sinh ra và từ trần tại St. Petersburg. Antropov theo học tại bộ xây dựng vào năm 1732 tại St. Petersburg, ở đây ông được Matveev và Caravacque là những người phụ đạo. Năm 1739, ông bắt đầu cộng tác với các họa sĩ đương thời khác. Cùng với Rotari, Antropov đã vẽ trang trí cho cung điện Anichkov và Opera. Các tác phẩm của ông còn được vẽ trong các cung điện của thành phố St. Petersburg và các vùng ngoại ô, của Moscow cũng như ở Thánh đường St. Andrew của thành phố Kiev. Tài năng hội họa của ông không chỉ thể hiện trên bức chân dung của Catherine II, mà còn trên các bức chân dung khác như; của Peter III, A.M. Izmailova và A.V. Buturlin, tất cả đang nằm ở phòng trưng bày nghệ thuật Tretiakov, tất cả các bức tranh này mang những đặc điểm rất nổi bật về tính xác thực hình ảnh, trang trí lộng lẫy và màu sắc rất mãnh liệt.
Trên bức chân dung vã về Catherine Vĩ đại, Nữ hoàng được mô tả trong một tư thế hơi nghiêng – thay vì ở tư thế đứng, bà đã ngồi để vẽ chân dung trên ngai vàng của mình. Bức chân dung này ít được mô tả đến sự vương giả vốn có trong Hoàng gia, mà thay vào đó là những nét tượng trưng cho địa vị uy quyền của Nữ hoàng. Bên tay phải của bà cầm chiếc quyền trượng nạm châu báu mà bà vừa mới cầm lên từ chiếc gối màu đỏ được thêu vàng và những núm tua cũng bằng vàng. Hai vật khác tượng trưng khác cho Hoàng tộc là chiếc vương miện và một quả cầu, chúng được đặt trên chiếc gối. Chiếc vương miện được làm đặc biệt cho lễ đăng quang và do Jeremie Posier chế tác gồm hơn 5000 viên kim cương (khoảng 3000 cara) trên đỉnh có gắn một viên Spinen đỏ khổng lồ 415 cara. Quả cầu, được làm bằng vàng ròng, xung quanh có một dải kim cương và gắn thêm một viên Spinen 47 cara. Tính mỹ thuật và tài năng chuyền cảm tuyệt vời của Antropov đã được chứng thực bởi các sự chú ý của ông để vẽ bức chân này đã hướng về các chi tiết trên y phục của nữ Hoàng. Chiếc áo dài óng ánh của bà được thắt eo với chiếc dải thêu hình hai con chim đại bàng bằng vàng trên vạt của nó và được che phủ một phần bởi một chiếc áo choàng không tay vốn được làm từ bốn ngàn bộ da lông chồn cùng với lớp gấm thêu kim tuyến bọc ngoài được thêu đồng dạng màu đen và hình hai con chim đại bàng màu đỏ. Hình hai con chim đại bàng được xuất hiện rất nhiều lần trong bức chân dung này – Trong các tấm thêu, trên ngai vàng và các nét điêu khắc trang trí của chiếc bàn – những nét này có thể được cho là một chủ đề của bức chân dung. Với óc quan sát nhuần nhiễn và kiến thức tuyệt vời của mình, đã cho phép ông chú ý và diễn tả một cách tinh túy những chiếc vòng tay ngọc trai và một chiếc nhẫn trên ngón tay của Catherine cũng như chiếc mũ miện kim cương, những chiếc hoa tại kim cương và một chuỗi hạt kim cương. Phong cách tô màu rất rõ rằng và riêng biệt của họa sĩ cho màu đỏ đã được thể hiện – từ màu đỏ rực rỡ của chiếc gối, đến những chấm đỏ nhạt của trên hình thêu hình hai con chim đại bàng và trên đôi má hơi nặng của nữ Hoàng, đến màu đỏ son mảnh dịu ở đằng sau ngai vàng đã góp phần vào tổng thể "ánh sáng lung linh" và ấn tượng lộng lẫy của bức chân dung.
Bây giờ chung ta đem tác phẩm của Antropov ra so sánh với hai bức chân dung khác của Catherine, do Levitskii (?) và Rokotov(?) đã vẽ. Không giống như bức chân dung của Antropov, cả hai bức chân dung đó đều mô tả nữ Hoàng trong một tư thế đứng. Xin lưu ý rằng, tác phẩm thuộc tính Rokotov là một tấm thảm thêu, nó được làm vào năm 1833 và dựa theo bức chân dung nguyên mẫu của Rokotov. Tuy nhiên, nhà bảo tàng Hillwood lại có một bức rất giống bức chân dung sơn dầu của nữ Hoàng thuộc tính … Levitskii.
Levitskii đã vẽ chân dung nữ Hoàng trong bộ trang phục cũng giống như của Antropov. Trên cả hai bức chân dung, nữ Hoàng dường như trẻ hơn và bà vẫn kết lọn tóc dài. Chắc rằng, cả hai bức chân dung này được hoàn thành trong một thời gian ngắn sau khi Catherine giành được thắng lợi và lên ngai vàng của nước Nga vào năm 1762, Khi đó bà mới có 33 tuổi. Bức chân dung của Levitskii chiếm ưu thế với dáng vẻ oai nghiêm của nữ Hoàng và với hình hai con chim đại bàng to lớn ngay đằng sau bà. Những ánh mắt của chúng ta hướng về con đại bàng, sau đó hướng vào cây quyền trượng của nữ Hoàng, ta có thể cảm thấy một tượng trưng biểu thị sự cống hiến của nữ Hoàng cho niềm hạnh phúc của nước Nga. Cho đến khi xem lại các bản chép, chúng ta có thể nhận thấy rằng chiếc quyền trượng trong bức chân dung này chưa có viên kim cương Orlov hùng vĩ ở trên đầu chiếc gậy. Viên kim cương 196 cara được dâng lên cho nữ Hoàng vào năm 1773; vấn đề này đã cho chúng ta phỏng đoán rằng cả hai bức chân dung được vẽ vào khoảng giữa những năm 1762 và 1773.
Bức chân dung thứ hai theo giả thuyết là thuộc tính Rokotov. Tác phẩm này sau đó được chính Rokotov và các họa sĩ khác đã sao chép lại. Sự thay đổi trong bức chân dung này là Rokotov đã vẽ thêm viên kim cương Orlov trên đỉnh chiếc quyền trượng và mái tóc của nữ Hoàng đã hoa râm biểu hiện của tuổi tác đã cao dần của bà…
Sự so sánh giữa ba bức chân dung đó đã lộ ra một số nét tương tự kinh ngạc trong từng chi tiết (Để ý tới nhãng nét trang phục, áo choàng da lông chồn và hình hai con chim đại bàng trên cả ba bức chân dung). Tại cùng thời điểm, các bức chân dung lại khác nhau về "hình thức", tác phẩm của Levitskii được họa rất hình thức và rất "Hoàng gia" gợi lại những chân dung Hoàng gia của thời Hyacinthe Rigaud. Bức chân dung của Antropov thì thiên về trang trí và bất thường, trong khi đó tác phẩm của Rokotov thì chứa đựng một sự lưu tâm kết nối Catherine với thần tượng của bà – nhà vua Piter Vĩ đại
https://www.rollins.edu
Chân dung nữ Hoàng Catherine II. Tranh sơn dầu
Chân dung nữ Hoàng Elizaveta Petrovna. 1750s Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng nghệ thuật Tula, Tula, nước Nga
thị nữ A. M. Izmaylova. 1759. Tranh sơn dầu. Phòng trưng bày Tretyakov , Moscow, nước Nga.
Chân dung công chúa T. A. Trubetzkaya. 1761. Tranh sơn dầu. Phòng trưng bày Tretyakov , Moscow, nước Nga.
Chân dung F. Krasnoschiokov. 1761. Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng Nga, St. Petersburg, nước Nga
Chân dung nữ công tước Catherine Alekseevna, sau này là Catherine II Vĩ đại . 1760s. Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng nghệ thuật Saratov, Saratov, nước Nga
Chân dung Hoàng đế Peter III. 1762. Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng Nga, St. Petersburg, nước Nga
Chân dung nữ bá tước M. A. Rumyantzeva. 1764. Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng Nga, St. Petersburg, nước Nga
Chân dung bá tước William W. Fermor. 1765. Tranh sơn dầu. Nhà bảo tàng học viên mỹ thuật, St-Petersburg, nước Nga
Chân dung Peter Vĩ đại. 1772. Tranh sơn dầu. Phòng trưng bày mỹ thuật Taganrog ,