Chợ Viềng Nam Định - MÙNG 8 THÁNG GIÊNG ( Phiên Chợ Cầu May )

 Chợ Viềng giữa chốn đô thành
Bất ngờ bắt gặp câu thơ trữ tình
Em ơi ! Nét đẹp quê mình
Chợ Viềng đâu khác chợ tình Sa Pa
 
Cháu Phi Khanh Tran kính tặng cậu
  •  
  • Phi Khanh Tran Chợ quê nghĩa xóm tình làng
    Bán mua cho nợ để quàng mùa sau
    Một đầu gánh mấy buồng cau

    Đầu kia gánh cháu, chưa nhàu mùi hương.
     

 

Chợ Viềng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chợ Viềng có thể là:

Dân gian có câu "Chợ Viềng 2 chợ, 1 phiên" chỉ 2 chợ này cùng tên Viềng và họp cùng phiên, cùng buôn bán những mặt hàng giống nhau (đồ cổ, đồ cũ, công cụ nhà nông, thịt bò, v.v...). Chợ Viềng họp vào đêm mùng Bảy, rạng sáng ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm. Tuy nhiên, Chợ Viềng giờ cũng nhạt dần bởi hàng hoá giờ bán toàn đồ chơi Trung Quốc hoặc đồ giả cổ do các lái buôn thậm chí mang từ Hà Nội về để bán kiếm lời.

Đây là trang định hướng liệt kê những bài hay chủ đề có cùng tên.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn cần quay lại bài đó để sửa lại liên kết đến đúng trang cần thiết.


 

Đi “bán rủi, mua may” chợ Viềng

Ảnh: Đức Huy

Phiên chợ chỉ họp mỗi năm một lần, "bán điều rủi, mua sự may" đã trở thành nét văn hóa đẹp của vùng Sơn Nam Hạ (Nam Định). Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm. Vì vậy, từ nửa đêm đến tờ mờ sáng, dân Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đổ về chợ Viềng như mắc cửi để mong có lộc cho cả năm.

Cái giá lạnh của đợt rét hại cũng không ngăn cản được dòng người đổ về chợ Viềng để cầu tài lộc đầu năm. Ông Dũng ở Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, dù đã ngoài 60 nhưng năm nào cũng đi xe máy về chợ Viềng. Là người thích sưu tầm đồ cổ, ông cho biết năm ngoái mua một cái bát sứ nhỏ có niên đại hơn trăm năm, vậy mà cả năm ăn nên làm ra nên năm nay ông quyết định mua chiếc bát to hơn hi vọng sẽ có nhiều lộc hơn năm trước…

Thật ra Viềng không phải là tên riêng một chợ mà có tới 4,5 khu chợ thuộc hai chợ cùng tên Viềng của Nam Định, cùng họp một phiên vào đêm mùng 7 rạng sáng mùng 8 tháng giêng. Đó là hội Viềng Phủ ở Kim Thái, huyện Vụ Bản (là chợ đã nổi tiếng trong sử sách, thi ca) và hội Viềng Chùa tại xã Nam Giang, huyện Nam Trực. Ấy thế là thành chợ Viềng “2 chợ, 1 phiên” cho cả năm.

Theo lời người già giải thích, chợ Viềng Phủ có ý nghĩa như chợ thần tiên trên trời (còn gọi là chợ âm phủ). Đi chợ kết hợp với cúng bái, cầu may ở các đền, phủ. Vì vậy, ngay từ 19h tối mùng 7, các bãi đỗ xe ở Viềng Phủ đã chứa đầy các ô tô, xe máy đến từ Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nội... với giá gửi rất cao từ 3.000 - 5.000 đồng/xe máy, 20.000 - 50.000 đồng/ô tô.

Nhưng trước khi đến với chợ Viềng, dù Nam Trực hay Viềng Phủ Dầy, khách thập phương thường ghé đến thờ các Vua Trần để vừa tham quan nơi thờ tự của 14 vị vua đời Trần, vừa xin lộc thánh. Tuy nhiên, nơi tôn nghiêm như thế cũng không tránh khỏi những phiền hà đối với du khách thập phương, nhất là trong chuyện công đức. Công đức là chuyện thành tâm, mang tính tự nguyện của du khách đóng góp để xây dựng đền. Thế nhưng ban quản lý tại đây lại in sẵn giá tiền trên các phiếu công đức với mức giá từ 20.000 đồng đến 500.000 đồng và không có chuyện đóng góp dưới mức trên.

Tương truyền, lễ hội chợ Viềng gắn liền với việc thờ ông Nguyễn Minh Không, ông tổ đúc đồng, nên trước đình ông Khổng, người dân thường bày bán đồ đồng, đồ sắt. Những chiếc lư đồng cổ với hình dáng phong phú và nét chạm khắc tinh xảo luôn bắt mắt người xem. Những người sành chơi cho rằng, mua được một món đồ đồng ưng ý tại chợ Viềng đầu năm, lộc sẽ về đầy nhà trong năm ấy. Vì thế, gian hàng bán sản phẩm đồng thau lúc nào cũng tấp nập khách khứa. Giờ thì khác, muốn tìm một chiếc lư đồng cổ, thậm chí chỉ cần đó là một món đồ cũ là điều không tưởng. Cái gì cũng mới, với niên đại dài nhất là 1 năm. Hy vọng "vớ được món đồ cổ vài trăm năm" của giới buôn đã trở thành quá khứ.

Nằm rải rác quanh chợ là vài gian hàng bán đồ tạp phẩm: vòng tay, trang sức, mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em... Những chiếc điện thoại di động bằng nhựa kêu inh ỏi khiến khách đi chợ thỉnh thoảng lại giật thót tim. Từng gian hàng được phân chia rõ khoảng không, quy hoạch cụ thể giúp người xem dễ dàng tìm kiếm, nhưng chính điều đó phần nào khiến cho nét hồn nhiên của chợ Viềng năm xưa mất đi....,..

Như một thói quen cố hữu, khách đi chợ Viềng giờ đây vẫn mong ngóng mang về những cành lộc xanh tươi đầu năm mới. Xua đi điều không may mắn trong năm qua, rước về nhà niềm hạnh phúc và an bình trong năm mới, ước nguyện nghìn đời ấy vẫn bùng cháy, và chợ Viềng vẫn chào đón khách hành hương mỗi dịp xuân về.

Đức Huy


 

Việt Báo (Theo_VnMedia)


 

Chợ Viềng Nam Định - MÙNG 8 THÁNG GIÊNG ( Phiên Chợ Cầu May )

Không tìm thấy bình luận.

Bình luận mới