Lá số tử vi cụ Nguyễn Công Trứ

 

 

Lá số tử vi cụ Nguyễn Công Trứ

Lá số  tử vi cụ Nguyễn Công Trứ

 

Sinh ngày mồng 1 tháng 11 năm Mậu Tuất giờ Thìn 

Tiểu sử

1803: Dâng Thái Bình Thập Sách cho vua Gia Long, được ban khen

 1807: Thi hương lần đầu và trượt sau đó là trượ liên tục

 1819: 42 tuổi thi đậu Giải Nguyên, khởi đầu hoạn lộ 28 năm.

 1819: Quốc Sử Quán Hành Tẩu thăng Biên Tu

 1823: Tri phủ Mỹ Hào

 1824: Quốc Tử Giám Tư Nghiệp

 1825: Tham Hiệp Trấn Thanh Hóa

 1827: Thăng Hình Bộ Thị Lang, lập công đánh dẹp loạn Phan Bá Vành ở Nam Định

 1828: Thăng Hình Bộ Tả Thị Lang lĩnh Nam Định Doanh Điền Sứ. Công nghiệp: Khai hoang mở đất, lập 2 huyện mới là Kim Sơn, Tiền Hải ở Ninh Bình, Nam Định.

 1830: Thăng Binh Bộ Thự Tham Tri (Tương đương Thứ Trưởng Quốc Phòng)

 1831: Bị giáng 8 cấp xuống làm Tri Huyện

 1832: Được lên chức lại làm Bố Chính Sứ Hải Dương

 1833: Thăng Thự Tổng Đốc Hải An

 1834: Thăng Tham Tán Đại Thần, cầm quân đánh dẹp loạn Nùng Văn Vân, Cao Bá Quát

 1836: Bị giáng 4 cấp vì để tù xổng

 1838: Có công khai hoang lập 1 làng ven biển và tiểu trừ cướp biển nên được vời về Kinh thăng Hữu Tham Tri kiêm Phó Đô Ngự Sử (Cở Phó Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao hàm Thứ Trưởng), sau lại được cử làm Chánh Chủ Khảo Trường Thi Hương Hà Nội

 1840-1841: Thăng Tham Tán Quân Vụ Trấn Tây thành mang quân đi đánh dẹp Cao Miên, do lui binh về An Giang không tuân theo chỉ dụ triều đình nên bị kết án "Trảm Giam Hậu" (Án chém đầu nhưng còn treo đầu để đó). Sau đó lập công nên chỉ bị giáng 3 cấp làm Binh Bộ Thị Lang kiêm lĩnh Tuần Phủ An Giang

 1843: Bị đàn hặc vì dung túng cho người nhà buôn lậu nên bị cách tuột hết chức vụ xuống làm Lính Thú ở Quảng Ngãi. (Đời lên voi xuống chó như vậy là cùng, từ Tỉnh Trưởng rớt 1 phát xuống làm lính biên phòng)

 1846: Được thăng lên lại làm Chủ Sự, Hình Bộ Thự Viên Ngoại Lang (Tương đương chánh thư ký một vụ trong bộ Tư Pháp). Sau đó thăng lên Quyền Án Sát Quảng Ngãi (Phó Tỉnh Trưởng đặc trách tư pháp)

 1847: Thăng Phủ Doãn Thừa Thiên (Tương đương Đô Trưởng Đặc Khu Thủ Đô)

 1848: Trí sĩ hồi hưu

 1858: Mệnh một, trước khi mất nghe tin Pháp đánh Đà Nẵng, Nguyễn Công Trứ dù tuổi đã 80 nhưng cũng hăng hái xin tòng quân đánh giặc.

Công nghiệp:

Quân sự:

 Dẹp loạn Lê Văn Lương, Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Cao Miên

Kinh Tế:

 Khai hoang lấn biển, lập thêm 2 huyện Kim Sơn, Tiền Hải, được dân 2 huyện này lập đền thờ sống tôn làm "Uy Viễn Tướng Công"

Văn Hóa:

 Với hàng ngàn bài thơ Nôm có giá trị, Nguyễn Công Trứ đã góp phần tạo nên một bước tiến lớn của văn học chữ Nôm thế kỷ 19.

 Mệnh Mộc Cục Mộc sinh phùng tuyệt địa

 Thế Âm Dương 

Tử Vi: Thìn bị Tuần

 Phá Quân: Tuất đồng cung Thái Tuế

 Nhật Nguyệt đồng cung sửu mùi tại Nô nhưng Nguyệt hóa Quyền tự Khoa lại nằm trong chính vị của Tam Hóa Liên Châu

 Triệt: Trường hợp này tác dụng yếu (TBCT06) (kiểm nghiệm)

Phân Kim:

 Mệnh Liêm Trinh, Thân Tử Vi đới Thiên Tướng, nằm trong Tam Hợp Tử Vũ Liêm nên vị trí của Thái Dương đóng phần quyết định. Thái Dương trong thế tranh huy, nhưng Nguyệt hóa Quyền trong thế Tam Hóa Liên Châu, thành ra sự thành bại của cuộc đời lại nằm ở Nô Cung vậy.

Mệnh Cách trong lá số tử vi:

 Liêm Trinh miếu địa, Mã Khốc Khách, Hợp Lộc Củng Lộc, Khoa Lộc, Tả Hữu, Long Phượng, Thai Tọa, Thiên Mã Tam Thai, Lộc Mã Giao Trì.

Quan Cách trong lá số tử vi:

 Phủ Vũ sáng đẹp, Xương Khúc chiếu thêm Lưỡng Khúc Trùng Phùng

Thân Cách trong lá số tử vi:

 Tử Tướng lạc Thiên La bị Đà La vây hãm tiếp, may có Tuần phá giải và làm Mộc cục không thực Suy để thân vượng lên.

 Nếu xem mệnh Thân như trên thì ít ra cũng làm Thượng Thư, vì Liêm Trinh rất sáng và Thiên Mã đắc lực.

 Người Lưỡng Khúc trùng phùng nên Nguyễn Tướng Công văn võ song toàn. Quan có Vũ Phủ thì tài kinh bang tế thế có thừa. Nhưng tiếc thay, Liêm Trinh không nên gặp Văn Khúc, dù là miếu địa thì khó tránh khỏi cái họa do tài hoa. Quả vậy, dù được triều đình trọng dụng bằng chứng là vì tài giỏi quá nên dù cách chức rồi nhưng cuối cùng khi cần vua cũng phải dùng đến, nhưng có bao giờ vua tin đâu, nên đâu có được vào nội các hay cơ mật viện. Tài của Nguyễn Công Trứ, thượng thư Trương Đăng Quế, Phạm Đăng Hưng làm sao sánh nổi. Vậy mà

Đây với Đó tuy đai tuy mão

 Đó với Đây khác chức khác tài

 Đây hãn mã công dày xã tắc

 Đó ngồi trên Đây có tức không?

 Thêm Mã Khốc Khách Song Lộc Tam Thai thì uy danh lừng lẫy dẹp Phan Bá Vành, phá Nông Văn Vân, bình Cao Miên, công hãn mã từng ấy nhưng tiếc thay tuy uy danh lừng lẫy nhưng phóng túng khinh mạn cũng mấy ai hơn khi Song Hao Dần Thân dẫu đắc nhưng cũng khiến Mã giãm bao phần uy nghi lẫm liệt.

 Cái chất vừa tài hoa nặng nợ tang bồng nhưng không kém phần khinh mạn thể hiện rất rõ qua bộ "Liêm Khúc và Tuấn Mã gặp Hao", khi khoa trường lận đận thì

"Có trung hiếu nên sống trong trời đất

 Không công danh thà nát với cỏ cây"

 Đến tóc pha sương mới đặng chút danh, đường hoạn lộ bao phen voi chó, sống sân rồng phải xét mặt rồng, nghe tiếng sấm vô thường quở phạt, chút danh tàn theo cánh vạc bay. Chi bằng tiêu thú qua ngày, thông rừng đâu sợ chút oai của trời.

"Ngồi buồn mà trách ông xanh

 Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười

 Kiếp sau xin chớ làm người

 Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

 Giữa trời vách đá cheo leo

 Ai mà chịu rét thời trèo với thông"

 Cách lận đận khoa trường hoạn lộ của Nguyễn Công Trứ thể hiện ở điểm Lưỡng Khúc phùng Kỵ. Vũ Khúc tại cung Quan tự Kỵ nên mới thành cách Văn Khúc phùng Kỵ "Văn nhân bất nại". Chứ sinh phùng Tuyệt địa thì chỉ liên quan đến bổn mạng lận đận thôi, không phản ánh đầy đủ cái nét học giỏi mà thi rớt hoài, làm quan thì bị lắm người ghét, xuống chó lên voi. Thói thường làm quan thời nào cũng phải có phe cánh, ông bị Vũ tự Kỵ tại cung Quan nên trong quan trường bị ghét thì làm sao có phe mạnh để hậu thuẫn. Chứ nếu NCT có phe trong triều thì đâu có thể thăng trầm vô độ như vậy.

 Điểm Vũ tự Kỵ này năm ở Cung Tý nên hơi khó xem trong cách sao Tự Hóa. Vì tính theo lịch kiến dần thì chỉ tới 10 cung thôi, còn 2 cung Tí Sửu thì không biết phải căn cứ vào con giáp trước hay sau. Nếu tính theo con giáp trước trong lá số NCT thì 2 cung này là Nhâm Tí, Quý Sữu rồi đến Giáp Dần. Nếu tính theo con Giáp sau thì 2 cung này là Giáp Tí và Ất Sữu.

 Nhưng nhờ lá số này mà CT đặt giả thuyết là nên căn cứ vào con giáp trước tức là Nhâm Tí Quý Sữu vì vị trí của Triệt Không là Nhâm Quý và theo cách của Kỳ Môn thì 2 cung này nên là Nhâm Quý. Tạm thời như vậy trước đi, sau này từ từ nghiệm nhiều số rồi mới kết luận.

 Và theo TBCT thì Triệt trong trường hợp này tác dụng rất yếu nên Hóa Kỵ mới có tác dụng dữ dội làm 1 anh học trò nghèo tài hoa dâng "Thái Bình Thập Sách" tức là 10 kế sách làm đất nước thái bình lại quá sức lận đận trong đường hoạn lộ như vậy.

 May là Kỵ có Khoa đồng cung nên không đến nổi ôm hận quan trường như Trần Tế Xương.

Cung Nô: Quyết Định đường Công Danh

 Tử Vi Tối Trọng Âm Dương

 Cung Nô vừa là Lính của ta mà cũng là Vua của Ta. Cung Nô quá sức sáng đẹp, Nhật Nguyệt Đồng Lâm Tam Hóa Liên Châu, Giáp Tả Hữu, Phượng Long, Thai Tọa lại nằm trong tam hợp Lộc Tướng Ấn thì mạnh hơn Mệnh Thân rất nhiều. Một cung lẻ ra nên Không Vong mà sáng đẹp như vậy thì làm sao là lính ta được mà phải là xếp, là vua là người ban ơn mưa móc cho ta thôi.

 Thêm vào cái thế Âm Dương này, mệnh thuộc dòng Tử Vi thuộc Dương mà Dương thì yếu hơn Âm, Âm đang ở thế bá chủ thì Dương phải tòng Âm, Thái Âm biểu trưng cho chính nghĩa của dòng Phá Quân, nay Thái Âm sáng rực như vậy mà Phá Quân lại nắm quyền Thái Tuế thì mệnh muốn suông sẽ phải Tòng theo cung Nô vậy.

 Thân sinh của Nguyễn Công Trứ là cụ Nguyễn Công Tấn vốn làm quan dưới đời Lê Chiêu Thống, ơn vua lộc nước bao đời đã gởi nơi họ Lê, nay thời thế thay đổi nhưng cái tâm trạng Hoài Lê "Thăng Long Hoài Cổ" của kẻ sĩ Bắc Hà vẫn còn mang mác lòng người.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

 (Bà Huyện Thanh Quan)

 Nay thời thế thay đổi, Nguyễn triều kế truyền quốc tộ, kẻ sĩ Bắc Hà tuy thân nương cửa Phú Xuân, nhưng tránh sao cho khỏi lòng hoài niệm đất Thăng Long. Triều đình còn nghi kỵ Kẻ Sĩ Bắc Hà, nên nhiều người phải thể hiện mình "Thức thời giả vi tuấn kiệt", Nguyễn Công Trứ nằm trong số kẻ sĩ thức thời đó.

 Khi vào vận 43-52 tại cung Quan có Khoa, chịu nương nhờ ánh sáng của cung Nô là tâm điểm của Tam Hóa, thể hiện một sự thức thời rất rõ ràng, nên trong suốt 10 năm này đường công danh tuy mới khởi đầu nhưng rất suôn sẽ, chỉ có thăng mà không có giáng.

 Khi vào vận 53-62 tại cung Nô, công danh thăng giáng thất thường nhưng những công nghiệp lớn lao thành tựu trong vận này khi Khốc Quyền Minh Danh Vụ Thế. Vì tuy là vận tốt nhưng không phải mình cầm vận mà phải nương theo dòng Phá Quân mà biểu trưng là Thái Âm. Tử Vi tối trọng âm dương chắc là ở những điểm này, sự thăng giáng của mình do mình làm chủ hay theo cái buồn, vui, yêu, ghét của người ta? Hơn nữa, Văn Khúc vào vận tuy gặp Thái Âm nhưng ở gặp Thiên Thương thì tránh sao cho khỏi sự bất đắc chí. Thân ôm Đà La thì tránh sao cho khỏi đôi lần phạm lỗi với Thái Âm 

 Vào vận 63-72: Gặp ngay Song Hao. "Song Hao tối hiềm Hóa Lộc", ôm lấy Quan Phù nên có phen thất lộc bị án "Trảm Giam Hậu" nhưng dù sao toàn cảnh vẫn là một vận tốt vì tuy mắc nạn Thái Tuế nhưng vận có Long Trì chứng tỏ dù sao cũng là đài các chi nhân nên Tứ Linh ủng hộ không đến nổi nào. Khi cáo quan về ở ẩn dưới triều 2 triều Thiệu Trị, Tự Đức. Nguyễn Công phải xin cáo quan đến 3 lần mới được vua cho trí sĩ hồi hưu, quả là cáo quan ở cái vận có Thái Tuế Tứ Linh có khác người thường xin cáo quan là được duyệt cái rẹt cho đỡ tốn lương nhà nước.

 Vận chết 73-82 thì rõ ràng rồi: Già mà vào vận Đế Vượng gặp Đào Hoa và một đống sát tinh, Cơ hóa Kỵ nữa. Có 1 điều cần lưu ý trong vận này là có Thiên Quan, Thiên Phúc nên chết rất vẻ vang, được người đời sau lập đền thờ, phong thần thánh là "Uy Viễn Tướng Công". Năm 75 tuổi, cũng trong vận này. Nhân dân 2 huyện Kim Sơn, Tiền Hải nhờ ơn của ông mà có hạnh phúc ấm no nên họ lập sinh từ (Đền thờ, thờ ngay lúc còn sống) thờ ông và mời ông ra Bắc. Ông ra Bắc không bao lâu thì triều đình sợ ở lâu có loạn nên triệu về kinh ngay, như thế đủ biết cái uy danh của Uy Viễn Tướng Công lừng lẫy như thế nào.

 Sinh vi nhân, Tử vi thần