Những Tác Phẩm Ảnh 3D Của Ông Trần Bảo Hải - The Artwork 3D image of Mr.HaiTran
Nguyên lý tạo ảnh 3D tích hợp ( sưu tầm từ nguồn Bài Của Phạm Hoàng Minh )
Bản chất của việc hiển thị 3D của ảnh tích hợp cũng tuân theo nguyên tắc chung của mọi thể loại hiển thị 3D, đó là dựa trên thị giác hai mắtcủa con người
Để có một bức ảnh 3D cần 3 bước:
- Chụp 3D hay dựng 3D (dữ liệu đầu vào 3D)
- Xử lý mã hóa trên máy tính
- In ấn và hiển thị 3D trên giấy
1) Dữ liệu 3D đầu vào
Đầu vào (input) của công nghệ ảnh tích hợp 3D là một chuỗi gồm nhiều ảnh chụp đồng thời ở các góc chụp liên tiếp nhau theo một quy trình chụp đặc biệt nhằm lấy được đầy đủ ba chiều không gian của sự vật (nên còn được gọi là nhiếp ảnh 3D). Số lượng ảnh đơn trung bình của một ảnh 3D là 15-20 ảnh, tối đa lên tới 30 ảnh.
Đầu vào cũng có thể là chuỗi ảnh kết xuất từ các góc liên tiếp nhau của mô hình 3D ảo dựng từ các phần mềm 3D
|
3DSMax |
||
Maya |
kết xuất |
||
VRML |
|||
AutoCad3D |
render |
||
... |
Đầu vào cũng có thể là một ảnh 2D kỹ thuật số thông thường (file .jpg, .psd, ...). Ta xây dựng mô hình ảo không gian 3 chiều của cảnh vật bằng kỹ thuật dựng bản đồ độ sâu (depth map)của tấm ảnh, sau đó dùng phần mềm nội suy ra chuỗi ảnh tương ứng với các góc nhìn liên tiếp. Một bức ảnh dựng bằng kỹ thuật này, nếu được làm tỉ mỉ bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ rất khó phân biệt được so với việc chụp thật 3D từ các góc liên tiếp. Kỹ thuật này rất hữu dụng vì ít tốn kém, trong khi tài nguyên về mẫu ảnh 2D là vô tận. Ví dụ về kỹ thuật dựng 3D và bản đồ độ sâu:
|
||
Ảnh gốc 2D |
Bản đồ độ sâu |
Chuỗi ảnh nội suy |
|
Vi thấu kính |
||
Tấm vi thấu kính có các thông số như góc mở, độ dày T hay số thấu kính trên inch (lpi). Tấm vi thấu kính đươc dán ép chặt vào bức ảnh tích hợp thành một khối duy nhất, đóng vai trò như một bộ giải mã do có khả năng tách ảnh tích hợp ra làm các ảnh đơn đập vào mắt người quan sát theo các góc khác nhau,. do đó tạo nên hiệu ứng lập thế. |
2) Mã hóa tích hợp
Các bức ảnh này sau đó được xử lý theo một quy trình mã hóa phức tạp để tạo thành một bức ảnh tích hợp đầu ra duy nhất (output). Do quá trình mã hóa không mất mát thông tin nên ảnh tích hợp có dung lượng dữ liệu rất lớn, bằng tổng lượng dữ liệu của tất cả các ảnh đơn. Việc xử lý ảnh mã hóa cần máy tính cấu hình rất mạnh.
3) In ấn và hiển thị 3D: Dùng vi thấu kính giải mã để tạo hiệu ứng lập thể
Nguyên lý tạo ảnh 3D dùng vi thấu kính đã xuất hiện từ cách đây vài chục năm nhưng việc hiện thực hóa nó chỉ bắt đầu từ vài năm gần đây với sự ra đời của máy ảnh số cũng như những bộ vi xử lý cực mạnh (dùng cho việc mã hóa tích hợp). Những thành tựu của công nghệ in ấn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ra đời những tấm ảnh 3D tích hợp dùng vi thấu kính đầu tiên.
Ảnh tích hợp ở trên sau khi in ra sẽ được dán lên bề mặt một lớp mạng vi thấu kính mỏng. Do đặc tính phân quang của tấm vi thấu kính, ở bất cứ góc quan sát nào mắt trái và mắt phải của ta cũng nhận được 2 ảnh độc lập trong số 20-30 ảnh ở trên, và nhờ hiệu ứng chập ảnh của sinh lý thị giác gây ra ấn tượng lập thể (xem thêm phần Thế giới của thị giác 2 mắt) . Khác với điện ảnh 3D, khi xem ảnh nổi 3D, ta không cần phải dùng kính hay bất cứ thủ thuật trợ giúp nào cũng có thể dễ dàng cảm nhận được không gian ba chiều của tấm ảnh. Công nghệ ảnh tích hợp 3D tạo chiều sâu liên tục và thực sự của từng chi tiết trong ảnh bằng sự tích hợp của nhiều góc nhìn khác nhau. Do tích hợp được số lượng lớn khoảng 20-30 ảnh (so với con số 2 của loại ảnh stereo) nên độ nét tăng tương đương ảnh kỹ thuật số thông thường, làm triệt tiêu hiện tượng nhòe hình, giúp thấy rõ hiệu ứng lập thể ở bất cứ góc quan sát nào. Nói cách khác 3D Photography chính là sự tích hợp của một đoạn phim trong một bức ảnh. Designed by Phạm Hoàng Minh |
Những Tác Phẩm Ảnh 3D Của Ông Trần Bảo Hải - The Artwork 3D image of Mr.HaiTran
Không tìm thấy bình luận.