phong tục tập quán là gì? (sưu tầm Bởi ông Trần Bảo Hảo)
Phong tục
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục không mang tính cố định, bắt buộc nhưnghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.[1]
Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội hay thậm chỉ một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người...[1]
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
Lời nói đầu
"Phong" là nền nếp đã lan truyền rộng rãi, 'Tục" là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội....
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rât bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hoá của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội.
Một cuộc cách mạng có thể thay đổi chính thể nhanh chóng, tiếp theo sau hàng loạt hệ thống pháp luật được thay đổi. Phong tục cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội, nhưng dai dẳng hơn và có quy luật riêng của nó, không dễ gì một sớm một chiều đã được mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp tuân theo. Vì tục hay thì nhiều người bắt chước nhau làm, tục dở nhiều người cũng sẽ bắt chước nhau bỏ dần.
Bản thân các phong tục cũng nằm trong cuộc đấu tranh xã hội đã, đang và sẽ tiếp diễn mãi giữa cái cũ và cái mới. Ngay như quan niệm về thẩm mỹ cũng luôn biến đổi. Ví dụ, cái búi tóc của nam giới rõ ràng là lạc hậu song cũng phải qua quá trình đấu tranh lâu dài mới mất đi, nhưng bộ răng đen của nữ giới ngày xưa được ca tụng là đẹp, là duyên dáng, mấy năm sau Cách mạng Tháng Tám chẳng ai bắt buộc gò ép mà tự nhiên biến mất nhường chỗ cho hàm răng trắng.
Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìmnhững phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở.
Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Suy rộng ra phong tục cũng vậy, phục hồi và phát huy thuần phong tục, chắc chắn sẽ được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, hoan nghênh; phục hồi làm sống lại những đồi phong bại tục sẽ bị xã hội lên án.
Những nội dung trình bày dưới dạng hỏi đáp trong cuốn sách này chỉ nhằm giải đáp phần nào xuất xứ của các phong tục đã tồn tại ở nước ta, để các bạn tham khảo, tự phân tích, cái nào hay nên theo, cái nào dở nên bỏ, cái nào còn hạn chế những xét thấy chưa thể bỏ ngay thì tuỳ hoàn cảnh cụ thể mà châm chước vận dụng cho thích hợp...
Bản thân tác giả cũng mong góp được một phần nhỏ trong cuộc đấu tranh nói trên. Rất mong nhận được sự thông cảm, ủng hộ cũng như sự góp ý chân tình của đông đảo bạn đọc gần xa.
Tân Việt