Tết Táo quân vào ngày 23 Tháng Chạp ( Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp )

Theo Phong tục, Tết của người Việt bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng lễ tiển đưa ông Táo chầu Trời. Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là Thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp

Và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu, những việc mà Ông Táo “tai nghe mắt thấy”.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

 tiển đưa Ông Táo chầu Trời được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, vì đầu ngày 23 tháng Chạp Ông Táo đã chầu Trời, nếu để sang ngày 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiển đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được  tâm thành của gia chủ.

Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp – người ta coi đây là ngày “vua bếp” lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Theo tập tục hàng năm ông Táo phải thu xếp lên trời vào ngày 23 tháng chạp để tâu bày mọi việc dưới trần thế với Ngọc Hoàng.

Bởi thế nên, mọi gia đình người Việt Nam đều làm mâm cơm đạm bạc tiển đưa “Ông Táo “. Mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm “ngựa” (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời.

Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông… Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà Tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết.

Lễ cúng ngoài hương, nến, hoa quả, vàng mã còn có hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà và ba con cá chép (cá chép thật hoặc cá chép làm bằng giấy kèm theo cỗ mũ), cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên Thiên đình gặp Ngọc Hoàng.

Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, xôi, chè, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

VĂN KHẤN LỄ TIỂN ĐƯA ÔNG TÁO CHẦU TRỜI 23 THÁNG CHẠP ÂM LỊCH
(Cúng lễ vào tối 22 tháng Chạp âm lịch)

Kính lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân.
Tín chủ con là: ……………………………………………Tuổi:………………….
Cùng toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng.
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..

Nhân ngày 23 tháng Chạp Táo quân chầu trời, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến tôn Thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời:
Ngài Đông trù tư mệnh Táo Phủ thần quân, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, ngài là vị chủ, ngũ tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo quân chứng giám.
Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
Nguồn:phong thủy tổng hợp

Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Không tìm thấy bình luận.

Bình luận mới