Tục thờ bà Cô, ông Mãnh

Tục thờ bà Cô, ông Mãnh
 
 
 
Bà Cô, ông Mãnh là những con cái trong gia đình chế trẻ, chưa lấy vợ lấy chồng, gặp giờ linh, trở lên linh thiêng. Sự linh thiêng này theo quan niệm dân gian các bà Cô, ông Mãnh thường báo mộng cho người sống và việc đi về của các vong hồn này từng được người nhà chấp nhận qua một vài sự trạng xảy ra trong gia đình (như đom đóm xanh bay vào nhà,..) mà theo tục thì đó là sự trở về hoặc sự hiện hồncủa người đã khuất.

Các bà Cô, ông Mãnh chính ra cũng được thờ trên ban thờ tổ tiên, nhưng vì quan niệm tuổi nhỏ nên phải thờ riêng. Ban thờ bà Cô, ông Mãnh thường đặt ở dưới gầm hương án của bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ đơn sơ, chỉ có một chiếc bệ trên có đặt bài vị, trước bài vị là một bát hương nhỏ, vài ba chiếc đài đề đặt ly rượu, đĩa trầu cau tách nước khi cúng, có hoặc không một cây đèn nhỏ. Có nhà thờ chung nhiều bà Cô, ông Mãnh vào một bàn thờ với một bát hương duy nhất.

Bà Cô, ông Mãnh được cúng vào ngày kỵ, ngoài ra gặp những dịp sóc vọng tuần tiết giỗ tết đều có lễ cúng. Theo quan niệm trong dân gian khi trong nhà có trẻ nhỏ vang mình sốt mẩy, người ta thường khấn tới các vong hồn bà Cô, ông Mãnh để cầu mong họ phù hộ đứa trẻ khỏi ốm đau.

                                            (Theo Từ điển Lễ tục Việt Nam, 
                                               NXB Văn hóa Thông tin, 1996)

 

 

Tục thờ bà Cô, ông Mãnh

Câu đối

Lê Tuân | 2018-09-26

Xin hỏi có câu đối nào 4 chữ khắc trên khám thờ Bà Tổ Cô không vậy?

Bình luận mới

Tìm hiểu về Bà cô tổ trong gia tộc

Cập nhật: 26/05/2014 16:41:12
(bodetam.vn) - Bà cô tổ là người nữ trẻ trong họ nhà mình chết khi chưa lấy chồng (thường chết từ 12-18 tuổi). Thường đó là những người quyến luyến gia đình dòng họ nên sau khi chết rất thiêng và chưa đi đầu thai mà ở lại giúp con cháu trong nhà. Qua tìm hiểu, hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm xin giới thiệu những thông tin cơ bản sưu tầm từ dân gian để Quý độc giả tham khảo. 
 

bà cô tổ của gia tộc

 

Bà cô tổ có trách nhiệm đặc biệt với các cháu nhỏ trong gia đình dòng họ đó. Ban đầu có lẽ trách nhiệm của Bà cô tổ mỗi dòng họ là lo cho con cháu nhỏ trong gia đình khỏi bị tà ma quấy nhiễu hoặc bị tai nạn chết khi nhỏ có lẽ vì các vị chết trẻ nên không muốn con cháu giống mình. Về sau chắc mọi người thấy các "bà cô tổ" thường thiêng nên xin xỏ cả về làm ăn buôn bán, giải hạn...

Thường các bà cô tổ là các vị đã tiến hóa tâm linh khá cao nhưng vì có chút duyên với dòng họ nào đó nên không đi mà ở lại.
Tương Tự như Bà Cô Tổ là Ông Mãnh Tổ. Là những người bà con cùng huyết thống chết trẻ, tuy nhiên đó là những người thuộc tuổii thanh xuân và thiếu niên.. Bà cô Tổ và Mãnh tổ thường có bát nhang riêng và đồ cúng thường là Đồ cô và đồ cậu (mua ở hàng vàng mã).
Các dịp Thanh Minh, Lễ Mẫu, Trung nguyên, Lễ Thánh, cơm mới .. thường người ta cúng những người này (ngoài ngày chính kỵ).

Mỗi gia đình đều có một bà cô tổ tứ đại (4 đời) - là người trong dòng họ mình chết trẻ nên rất thiêng, bà cô tổ không đi đầu thai ngay mà ở lại chăm lo việc gia đình cho dòng họ, vì vậy bà thường phù hộ cho mọi người trong dòng họ mình. các gia đình nên có một bát hương thờ bà cô tổ , để cho thấy mình vẫn nhớ đến bà và cầu cho bà phù hộ gia đình mình.Nếu dòng họ nào không có bà cô tổ thì có ông mãnh, cũng là người chết trẻ trong họ, nhưng hình như ông mãnh nghịch hơn, vì trẻ con mà
Bà Cô ông Mãnh đúng là những người trong họ chết trẻ và họ đúng là rất thiêng. Vì chưa tận số nên linh hồn họ chưa siêu thoát mà lưu luyến lại dương gian, nhưng đó không phải bà cô Tổ. Trong bàn thờ của người Việt thường có ba bát hương, một để thờ thần linh thổ địa, một bát của tổ tiên và một bát thờ bà cô tổ, Còn bà Cô ông Mãnh hoặc những người chưa đoạn tang phải lập bàn thờ riêng, trong văn hóa Việt nam không có đồng Cậu, đồng cậu chỉ xuất hiện về sau này. Thờ cúng bà cô Tổ và cô Đồng là nét văn hóa tín ngưỡng rất riêng của người Việt, cô Đồng là người được lưa chọn rất kĩ, cô Đồng là người liên kết giữa tâm linh và con người. Hầu đồng là một bé gái cũng được lựa chọn, khi cô Đồng đi lấy chồng thì hầu Đồng lên thay, cô Đồng phải là cô gái đồng trinh và thuần khiết, còn Đồng cốt gọi hồn thì lại khác.... v.v..

Bà cô Tổ có thể là hiện thân của bà Mụ, chuyện giúp đỡ chuyện sinh đẻ được mẹ tròn con vuông, khi mang thai bà Mụ là người nặn ra hình đứa trẻ
Có lẽ bà Cô tổ là sự rút gọn của đạo Mẫu, trong tâm linh người Việt, ngày xưa việc thờ cúng rất đơn giản do điều kiện cuộc sống nên khi bốc bát hương người ta chỉ bốc 1 bát coi như thờ chung. Bây giờ đầy đủ hơn nên chia làm 3 bát, khi động thổ hay khai trương gì đó thì xin thần linh thổ địa, khi đi xa về gần có công việc liên quan đến làm ăn... vv.. thì xin bà cô Tổ phù hộ cho tai qua nạn khỏi. Khi trong nhà có việc hiếu hỉ báo công hay ngay rằm ngày tết thì thỉnh ông bà tổ tiên về chứng giám..vv.. nói chung là như thế. Còn việc thờ cúng hay đồ lễ thì mỗi nơi một khác, đối với người Bắc hoặc Trung bộ, đồ thờ cúng kiêng nhất là các vật tanh như Vịt, Cá thường là gà trống choai hoặc chân giò lợn. Nhưng trong Nam bộ lại khác họ cúng Vịt hoặc Lợn sữa quay.....vv. Còn với người dân Vạn chài sống bằng Sông nước họ không thờ cúng tổ tiên mà thờ ông Hà bà Thủy với nhưng người làm ăn buôn bán thì có thể lập bàn thêm bàn thờ nhỏ thờ thần Tài thờ ông Ba Thương.
Nhưng người chết trẻ chưa có gia đình hoặc những người chết chưa qua 100 ngày thì phải lập bàn thờ riêng sau đó thì thờ chung, và coi đó như ông bà tổ tiên. Những người chết trẻ như bà Cô ông Mãnh thì được thờ cúng lâu hơn, họ được coi như người bảo hộ cho con cháu trong nhà, nhưng việc thờ cúng những người này không được coi là truyền đời mà chỉ thờ cúng một thời gian dài hơn mà thôi thời gian bao lâu thì không có quy định rõ ràng. Trong gia đình người Việt việc thờ cúng bà Cô ông Mãnh thường do người con trai thứ 2 đảm nhận, lập bàn thờ cúng giỗ...vv.

Bàn thờ bà cô ông mãnh

 

Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy "hợp" người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.
Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn... Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.
Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất... người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.

Bà tổ cô là tổ tiên của mình thôi, có gì cứ khấn như khấn tổ tiên.Còn có nhiều bà tổ cô linh thiêng được đi theo hâu phật thánh, có bà cô hóa sớm được đi theo hầu cô chín(cô chín sòng chứ không phải cô chín thượng).Tuy nhiên bà cô tổ làm việc trên thiên đình,có bà theo hầu thánh,có bà theo hầu Phật...,nên đuợc Trời Phật ban cho nhiều phép tắc,chức vị, sức mạnh quyền lực để trừ tà ma có ảnh hương xấu cho họ tộc,nhất là đặc biệt có uy lực bảo vệ sự sống của trẻ con trong dòng họ...và tất nhiên khi bà cô tổ đã làm việc trên thiên đình thì bà có thể ra vào nhà mình bất cứ lúc nào mà không cần phải xin phép thần linh thổ địa tại nhà.Cho nên nhà có gì thì kêu tấu với cô cho mọi việc được êm xuôi.