Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Tư Liệu Tham khảo Khoa lễ, phong tục tập quán trong dân gian
Tuyển tập các bài văn cúng cổ truyền trong năm

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con xin thành tâm kính lạy chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Tín chủ con là.........................................................
Ngụ tại...................................................................

Hôm nay là ngày….. tháng…..năm....................................................

Tín chủ con thành tâm dâng hương hoa, phẩm oản, cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa mười phương thường trụ Tam Bảo.

Tín chủ con thành tâm kính lễ.

Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi cực lạc phương Tây.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

Đức Phật Dược sư Lưu Ly giáo chủ cõi phương Đông.

Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

Kính lạy Hộ pháp thiên thần chư thiện Bồ Tát kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…). Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia chung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

 

 Quang Võ biên tập

Share

Tam bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
 
Thể loại 
Phật giáo

Dharma Wheel.svg
Chủ đề

Lịch sử
Thích-ca Mâu-ni
Các đệ tử

Thuật ngữ

Tứ diệu đế
Duyên khởi
Vô thường
Khổ · Vô ngã
Trung đạo · Tính không
Ngũ uẩn
Nghiệp chướng · Đầu thai
Luân hồi

Tam học

Tam bảo
Giới · Sự cứu cánh
Thiền (Phật giáo) · Bát-nhã
Bát chính đạo
Tam thập thất bồ-đề phần
Tăng-già · Cư sĩ

Tông phái · Kinh điển
Thượng tọa bộ · Tiểu thừa
Đại thừa
Đại Tạng Kinh Trung Quốc
Kim cương thừa
Đại Tạng Kinh Tây Tạng

Tam bảo (zh. sānbăo 三寶, ja. sanbō, sa. triratna, pi. tiratana) là "Ba ngôi báu", ba cơ sở chính của Phật giáoPhậtPhápTăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người bạn đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tuỳ niệm (pi. anussati), ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.

Ý nghĩa của Tam bảo được hiểu rộng hơn theo truyền thống Đại thừa. Trong các buổi giảng dạy về Thiền, đặc biệt sau các chương trình Tiếp tâm (ja. sesshin), quán Công án, các thiền sinh được hướng dẫn vào lối nhìn Tam bảo của Đại thừa. Theo cách nhìn này thì người ta có thể phân ý nghĩa Tam bảo ra ba tầng cấp:

  1. Nhất thể tam bảo (zh. 一體三寶, ja. ittai-sambō; cũng được gọi là Đồng thể tam bảo; 同體三寶) bao gồm:
    • Đại Nhật Phật, hiện thân của Pháp thân (sa. dharmakāya), biểu hiện của sự bình đẳng vô vi, sự thông suốt tính Không (sa. śūnyatā) và Phật tính của vạn vât.
    • Pháp (sa. dharma), được hiểu là luân lí của toàn thể vũ trụ và theo đó thì tất cả những pháp hiện hữu đều theo nhân duyên mà sinh, đều phụ thuộc vào nhau.
    • Sự xuyên suốt giữa hai điểm 1. và 2. nêu trên và từ đó xuất phát ra một sự thật, một sự thật mà chỉ một bậc Giác ngộ mới có thể trực chứng được.
  2. Hiện tiền tam bảo (zh. 現前三寶, ja. genzen-sambō; cũng có lúc được gọi là Biệt thể tam bảo 別體三寶) gồm có:
    • Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni (sa. śākyamuni), người sáng lập Phật giáo qua sự giác ngộ của chính mình và là người đã thực hiện được Nhất thể tam bảo.
    • Pháp, ở đây được hiểu là giáo lí của Phật, được Phật thuyết giảng.
    • Các vị đệ tử của Phật.
  3. Trụ trì tam bảo (zh. 住持三寶, ja. juji-sambō) bao gồm:
    • Những tranh tượng của Phật được truyền lại đến ngày nay.
    • Những lời dạy của chư vị Phật trong kinh sách.
    • Chư Phật tử hiện nay, những người đang tu học và thực hiện Chính pháp.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

 

Văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở ban Tam Bảo

Không tìm thấy bình luận.

Bình luận mới