Chuyên Mc Đo Pháp Và Cuc sng

 

Đạo pháp & Cuộc Sống - Tân Hồng Thái - Dharma & Life - Tan Hong Thai

Đạo pháp & Cuộc Sống

Items: 1 - 18 từ 18
Sưu Tầm - ông Trần Bảo Hảo

                                                                 TẠNG THƯ PHẬT HỌC
 
Inline image 1   Inline image 2 Inline image 2Inline image 2
                                                                                 Pháp Ngữ
Của Hòa Thượng Tuyên Hóa
Người có lòng thù hằn, thì sẽ có con quỷ mặt đỏ.
Người có lòng oán ghét, thì sẽ có con quỷ mặt vàng.
Người có lòng áo não, thì sẽ có con quỷ mặt trắng.
Người có lòng sân nộ, thì sẽ có con quỷ mặt xanh.
Người có lòng phiền toái, thì sẽ có con quỷ mặt đen.
Người thù hằn thì hại tim. Người oán ghét thì hại tỳ. Người áo não thì hại phổi. Người sân nộ thì hại gan. Người phiền muộn thì hại thận.
Con trẻ, khi sinh lý chưa trưởng thành, mà đã đi tìm đối tượng yêu đương thì (thân thể và tinh thần) sẽ bị tổn thương, lại bị thiệt thòi nữa.
Tu hành không cần tìm kiếm chỗ cao, chỗ xa xăm. Ðạo thì tại trước mắt mình, tức là trong tâm mình. Vọng tâm thì ý ngựa, tâm khỉ vượn. Ý thì lăng xăng như con ngựa, tâm thì nhảy nhót như con khỉ. Nếu bạn có thể nhận thức tâm này thì tu hành nhất định mới có cảm ứng. 
Có người hỏi tôi: Khi tới Tây phương, thầy làm sao hoằng dương Phật pháp? Tôi xin đáp rằng: Tôi hoàn toàn dựa vào Quán Thế Âm Bồ Tát, chú Ðại Bi và chú Lăng Nghiêm.
Chùa là chốn nuôi dưỡng người tu hành không phải nuôi dưỡng kẻ làm biếng.
Chúng ta phải tranh nhau học Phật pháp. Học Phật pháp so với việc kiếm tiền còn quan trọng hơn nhiều. Nếu bạn tu dưỡng Pháp thân huệ mạng cho khỏe mạnh, cho cường tráng thì còn tốt hơn đi kiếm tiền trăm ngàn vạn lần nữa.
Phước không thể hưởng hết. Hưởng hết thì không còn phước nữa. Khổ thì có thể chịu hết. Chịu hết thì hết khổ để chịu.
Suy gẫm về cái khổ của bịnh tật, thì mạnh khỏe là phước.
Suy gẫm về cái khổ của tai nạn, thì bình an là phước.
Suy gẫm về cái khổ khi có tiền, thì không tiền là phước.
Suy gẫm về cái khổ của giàu sang, thì nghèo cùng là phước.
Từ vô lượng kiếp tới nay, mình bị thứ hư vọng lừa đảo. Nên đời đời kiếp kiếp mình phải ở trong vòng sinh tử luân hồi. Cũng như cá trong lưới, bơi ra bơi vô, vĩnh viễn không thoát khỏi lưới. Ðó cũng là do mình không chịu phát tâm bồ đề, không chịu bị thua thiệt, nên vẫn phải ở mãi trong vòng sinh tử, kẹt trong bánh xe luân hồi xoay vần sáu nẻo.
Kẻ chân chính có trí huệ thì không bao giờ tự khen, chê người. Ai mà tự khen thì người đó không có tiền đồ gì nữa. Tuy rằng vẫn còn sống nhưng đã như chết rồi.
Ðời này người ta cứ tìm thứ giả, còn thứ thật thì bỏ đi.
Toàn thế giới tràn ngập khí hắc ám. Ở đâu có người chân chính tu hành, ở đó tai nạn ít bớt, và nhỏ hơn. Nếu nhiều người cùng tu ở tại một chỗ thì sức mạnh tập thể của họ có thể biến khí hắc ám thành khí kiết tường.
Người thuyết pháp bất luận rằng y có thần thông quảng đại tới đâu, bạn cũng phải quan sát hắn ta. Nếu y có lòng tham lam, tới đâu cũng kiếm tiền; hoặc có lòng dâm dục, thì y không phải thứ thiệt, mà là thứ giả. Nếu y không có lòng tham, lòng dâm dục, không có mưu đồ, thì y mới là thứ thiệt.
Tu hành không là chuyện một ngày một đêm mà thành. Nó đòi hỏi, ngày cũng như vậy mà đêm cũng như vậy: Tâm lúc nào cũng tu trì, kiên định không biến đổi. Sau một thời gian lâu dài thì sẽ phát triển thành trí huệ bát nhã. Nếu bạn một ngày tu, mười ngày nghỉ thì vĩnh viễn không thể thành tựu.
Trong chùa, bạn không nên nói chuyện bừa bãi. Không thể tùy tiện cẩu thả. Quy củ là giới luật. Giữ giới luật thì mới thanh tịnh. Có thanh tịnh thì mới gần gũi chư Phật.
Thân thể của ta cũng giống như một xưởng hóa học, thiên biến vạn hóa. Có lúc nó biến mình thành con trùng, có khi con chim, con quỷ đói, hay nếu phản ứng hóa học thành công thì biến mình thành Phật. Nó có thể biến có thành không, biến không thành có; hóa ra vô số sinh mạng khác nhau. Do đó mình phải cẩn thận đừng để nó biến mình thành quỷ đói hay thú vật. Tại xưởng hóa học này mình phải hun đúc, tôi luyện thành Phật, Bồ Tát, Thanh văn, Duyên giác. Biến hóa sai một chút thì kết quả sẽ sai khác xa lắc, muốn trở lại thì cũng chẳng phải dễ đâu.
Không tu hành mà muốn thành Phật: Chẳng có chuyện đó.
Vô minh tức là không hiểu biết. Căn bản của vô minh là ái dục.
Bạn chớ nghĩ rằng mình có cảnh giới rồi cho rằng đó là tốt. Có cảnh giới nhưng bạn không nhận biết nó rõ ràng thì sẽ rước ma.
Bất luận là bạn thấy việc gì, đừng nên bị cảnh ấy lay chuyển, đừng nên chạy theo cảnh giới ấy. Phải làm sao? Phải xem nó như không có. Gặp cảnh giới và không gặp cảnh giới, tâm bạn phải như nhau. Không sinh tâm vui mừng, cũng không sinh tâm ghét bỏ.
Rất nhiều người đời chỉ ăn rồi chờ chết, lãng phí thời giờ. Ai cũng vậy: Sáng sớm ngủ dậy, là bận rộn này nọ cho tới tối về lên giường ngủ. Cũng chỉ vì ba miếng cơm mà bôn ba. Sống như cục thịt biết đi, chẳng có chút giá trị, ý nghĩa gì cả, thì sống và chết có gì bất đồng?
Bởi do con ngưòi có tâm sân nên mới có hỏa tai (nạn cháy). Có tâm tham nên mới có thủy tai (nạn lụt lội). Có tâm si nên mới có phong tai (nạn gió bão). Ba tai nạn vốn do ba độc tham sân si mà ra. Chúng ta ai ai cũng có đủ ba độc trong tâm. Nếu tâm ấy một ngày một lớn mạnh thì tới một lúc nào đó, nó sẽ tạo thành đại tai nạn.
Bên ngoài có máy vi tính (computer), bên trong tự tánh chúng ta cũng có máy vi tính, gọi là thần não, thánh não hay Phật não. Cũng tức là đại trí huệ. Tuy khoa học tiến bộ, song phương hướng của nó hướng ngoại, nên càng truy tìm chân lý thì càng rời xa chân lý. Các vị khoa học gia chỉ dụng công nơi ngoài da, do vậy dường như có điều sở đắc, nhưng kỳ thật thì đã quên mất trí huệ bổn hữu. Ðó gọi là bỏ gốc, theo ngọn.
Lúc tu đạo không cần mình phải dùng sức mạnh để đối phó với chướng ngại. Nếu bạn chân thành thì tự nhiên mọi chuyện sẽ giải quyết êm đẹp.
Không thể muốn tu pháp xuất thế, đồng thời chẳng chịu buông bỏ pháp thế gian. Hai chân đạp lên hai chiếc thuyền: Một thuyền đi Giang Bắc, một thuyền đi Giang Nam. Ðó là chuyện không thể làm đặng.
Nếu muốn cái độc trong thế giới tiêu trừ thì mọi người phải ăn chay, không ăn thịt.
Ai mà không chấp trước? Chớ nghĩ rằng, lúc tôi không có việc gì làm, tức là tôi không chấp trước. Xem thử lúc có việc, cảnh giới tới, thì bạn sẽ ra sao. Lúc không có việc gì, bạn không có phiền não, thì đó chưa phải là thiệt. Phải chờ lúc cảnh giới tới, nếu bạn nhận thức được nó, thì đó mới đáng kể.
Người học Phật chúng ta cần thiết phải thâm nhập kinh tạng, thì mới có trí huệ rộng lớn như biển. Không thâm nhập kinh tạng thì trí huệ không sao rộng sâu như biển. Không thâm nhập kinh tạng thì cái gì sẽ như biển? Phiền não của bạn sẽ rộng như biển. Chấp trước của bạn cũng sẽ sâu như biển. Tà kiến của bạn cũng đầy như biển. Do đó việc đọc tụng kinh điển đại thừa thật vô cùng trọng yếu.
Người xưa nói: Vạn ác, dâm đứng đầu. Ðó là đường chết, không thể đi. Bạn cứ làm chuyện dâm dục thì cũng như đi vào đường chết.
Ðừng cho việc thiện quá nhỏ nên không làm, đừng cho việc ác nhỏ quá nên làm luôn. Việc tốt dù nhỏ đến đâu, mình cũng phải làm. Việc xấu tuy là nhỏ song mình chớ làm.
Tu hành thì phải nhịn khổ.
Không tranh, không tham, không truy cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối: Ðó là việc vốn rất dễ làm, chẳng ai cưỡng bách bạn làm cả. Nhưng bởi vì bạn không chịu làm nên nghịch cảnh mới tới. Nghịch cảnh đó là việc tranh giành, việc tham lam, truy cầu, ích kỷ, tự lợi, dối trá. Từ đó mới có nạn hoạnh nghịch. Khi gặp nghịch cảnh thì bạn chịu không nổi. Vậy thì khi bạn nói dối trá, sao chẳng cảm giác là chịu không nổi chớ?
Giới tức là cử tâm động niệm, bạn không được sinh tất cả thứ gì xấu ác.
Ðịnh tức là thành tích của tu giới. Nếu bạn trì giới cho lâu thì sẽ có định lực. Ðịnh lực tiếng Phạn gọi là samadhi hay tam muội, nghĩa là chính định hay chính thọ. Chính định thì khác với tà định. Chính thọ thì cũng khác với tà thọ. Chính định chính thọ thì mới hợp với chánh pháp. Còn tà định và tà thọ thì không phù hợp với pháp.
Do định phát huệ. Có trí huệ mình mới nhận thức được Phật pháp. Nhận thức được Phật pháp rồi thì mới có thể thành Phật. Do vậy tu giới định huệ là điều kiện tối căn bản để thành Phật.
Vì sao thế giới càng ngày càng tệ? Bởi vì người ta ai cũng tranh: Bao gồm tranh danh, tranh lợi, tranh quyền hành, tranh địa vị. Nghiêm trọng nhất là tranh sắc.
Các bạn xem: Chư đại đức cao tăng từ ngàn xưa đều từ trong khổ hạnh mà tu hành đắc đạo. Không có một vị nào do hưởng thọ mà khai ngộ. Các bạn đọc hết Ðại Tạng Kinh, cũng tìm không ra một vị.
Nếu bạn có thể làm ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh, thì niệm Phật giống như bỏ viên ngọc (làm lắng bùn) vào trong nước đục vậy. Nước đục không thể nào chẳng lắng trong. Khi tiếng niệm Phật vào tâm loạn, thì tâm ấy vốn đầy dẫy vọng niệm, cũng sẽ từ từ theo tiếng niệm Phật mà hóa mất, thành duy nhất một tiếng niệm Phật.
Ðối với ma, bạn không nên có tâm xem nó là thù địch, mà phải xem nó là vị thiện tri thức giúp bạn tu hành.
Học Phật thì phải đem chân tâm ra học. Nhất cử nhất động, mỗi lời mỗi việc, phải hướng về điều chân thật mà làm.
Nhiều đời nhiều kiếp mình tạo nghiệp khác nhau, nên vọng tưởng cũng không giống nhau. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít. Ðó là tỷ lệ giữa nghiệp và vọng tưởng.
Trong chùa, mình phải tiết kiệm tất cả mọi thứ, vì rằng: Thương tiếc vật của thường trụ (chùa), như bảo vệ con mắt mình.
Không yêu không ghét là trung đạo. Tu đạo là tu cái gì? Chính là tu trung đạo. Ðối với ai mình cũng đối xử bình đẳng, từ bi quan hoài. Song le bạn phải cẩn thận trong hành động, không để lọt vào lưới tình, rọ ái.
Tâm của mình thì kẻ khác (tha) ở (tại). Không phải là mình (tự) ở (tại). Vì kẻ khác ở nên dù mình có đó nhưng tâm mình không ở đó.
Người tu phải làm sao khôi phục trở lại cái không. Nghĩa là mình phải phản bổn, hoàn nguyên để viên mãn bản tánh là tạng đại quang minh, là trí huệ tròn đầy như kính (đại viên kính trí), không có gì thiếu sót.
Thế nào là động đất? Tức là khi lòng dục vọng động. Không động đất tức là Niết Bàn.
Có người nói: Tâm tôi già rồi. Tâm này là tâm sinh ra do sự tương giao của căn (giác quan) với trần (cảnh bên ngoài), không phải là cái chân tâm thường trụ, viên minh tịch chiếu. Nếu bạn thật sự thương yêu chúng sinh, bỏ mình giúp người, thì dù có tuổi tác cao niên tới đâu , cũng biến thành thanh xuân hạnh phúc.
bất kỳ trường hợp nào người tu cũng phải biết dấu đi ánh sáng (che đi trí huệ, tài năng), không thể chơi nổi, làm vẻ ta đây hay giỏi để người ta thấy.
Có chấp trước thì đó là nhân tâm. Không chấp trước thì mới là đạo tâm.
Mắt quán tưởng đức Quan Âm Bồ Tát ở trước mặt, ngàn mắt nhìn mình, ngàn tay bảo vệ. Tai nghe danh hiệu Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát đưa vào trong tâm. Miệng niệm tên ngài rõ ràng từng chữ. Nhớ ngài cũng rõ ràng. Nơi sáu căn, tai mắt mũi lưỡi thân ý, bạn đều phải niệm đức Quan Thế Âm.
Không có công đức thì khi chết sẽ rất đau khổ.
Tu thì không được đeo mặt nạ, treo đầu dê nhưng bán thịt heo, làm những chuyện không chân thật, không đúng đạo lý. Tu thì phải chân thật, bước cho chắc chắn, thật sự dụng công tu trì.
Chú Ðại Bi và Quán Thế Âm Bồ Tát là hai mà không phải hai. Không hai mà là hai. Không thể tách rời hai thứ ấy được. Tôi hy vọng các vị thiện tri thức có thể thành tâm tụng trì chú Ðại Bi, để tiêu tai trừ nạn.
Tu thì không được rao bán việc tu của mình, cũng không được quảng cáo mình. Khi rao bán việc tu hành thì mình sẽ bị ma chướng.
Phật và ma thì chỉ cách nhau một niệm. Phật có lòng từ bi, còn ma thì có lòng hiếu thắng hơn thua.
Thiên địa sinh ra từ trung đạo. Chư Phật, Bồ Tát, La hán cũng sinh ra từ trung đạo. Trung đạo là mẹ chung cho Phật và chư Thánh hiền. Không nghiêng về không, không nghiêng về có, cứ miên mật như vậy mà tu pháp trung đạo. Tham thiền, ngồi lắng lòng đều là tu pháp trung đạo. Nếu luận hình tướng thì trung đạo là số một; nếu luận về vô hình tướng thì trung đạo là số không. Không là nghĩa rốt ráo của trung đạo.
Tu hành thì phải trầm lặng, yên tĩnh. Không phiền não, không cống cao ngã mạn.
Người học Phật phải làm cho Phật giáo ngày một thêm sáng lạn rạng rỡ. Làm sao? Ðầu tiên phải có phẩm hạnh đạo đức, tâm chí rộng trùm thái hư, lòng dạ bao la như pháp giới.
Vì sao nói nếu tâm bạn không có quỷ thì con quỷ bên ngoài chẳng thể hại bạn? Con quỷ bên ngoài có là do tâm bạn có quỷ. Trong tâm bạn không có quỷ thì con quỷ bên ngoài sẽ không tới. Con quỷ bên trong gồm có năm loại: tham lam, sân giận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ. Cũng là năm thứ: thù hằn, oán ghét, áo não, tức giận, phiền muộn. 
Mình không chịu phát khởi trí huệ. Ngày ngày cứ dùng sức mạnh của vô minh phiền não. Ðụng một chút là nổi lửa giận lên rồi. Rằng: Lửa vô minh, ông thần cọp! Nóng giận là do gốc của tội nghiệp kiếp trước. Không có tội nghiệp thì sẽ không có lửa vô minh. Lửa vô minh mà bộc phát thì tham sân si đều tới đủ. Các bạn thử hồi quang tự chiếu, xem có đúng như vậy không.
Vô minh có hai kẻ đồng lõa giúp sức, kết thành một băng đảng. Cứu cánh chúng là ai? Một ăn uống, hai là dâm sắc. Một cái tham ăn, ham uống. Một cái háo sắc, tham dâm. Hai cái này giúp cho vô minh làm đủ mọi chuyện xấu.
Tới chỗ chẳng cầu, sẽ hết lo. Biết chuyện càng ít, bớt phiền não.
Vô luận đối diện với bất kỳ cảnh giới nào, bạn cũng phải có thái độ: Có cũng như không, thật cũng như giả. Phải nhớ đừng nên được chút ít rồi cho là đủ, nhận cái giả cho là thiệt.
Ăn uống giúp tăng dục vọng. Dục vọng giúp thêm vô minh.
Bồ Tát sợ nhân không sợ quả, phàm phu sợ quả không sợ nhân. Khi Bồ Tát còn trong lúc trồng nhân thì ngài vô cùng cẩn thận, một chút cũng chẳng làm càn. Ðến lúc quả báo tới thì ngài không sợ hãi. Nhưng kẻ phàm phu thì bình thường lúc gieo nhân chẳng sợ gì cả. Sát sinh, trộm cắp, dâm loạn, dối trá, rượu chè, cờ bạc, hút sách ma túy. Những thứ ấy bạn dám nghĩ dám làm, đến lúc thọ quả báo thì mới than khổ không thôi.
Trên đời bất luận là ăn cơm, mặc áo, ngủ nghỉ, mình đều ở trong phạm vi của Phật pháp. Tiếc là chúng ta không biết thể hội Phật pháp trong sinh hoạt hàng ngày, cứ hướng ngoại tìm kiếm. Thế nào là kẻ ngoại đạo? Chính là kẻ tìm cầu pháp ở ngoài tâm.
Mọi người không nên coi thường chính mình, vất bỏ mình đi, tự cam chịu đọa lạc.
Vô luận là mình phạm giới ở nơi thân như giới sát, đạo, dâm; hoặc phạm giới nơi lời nói: Nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói thô ác; hoặc là phạm giới nơi tâm: Khởi tham sân si, mình phải thành tâm sám hối. Nếu không thì mình sẽ đọa vào bùn lầy, càng lún càng sâu, tội nghiệp càng làm càng thêm nghiêm trọng. Mình sẽ bị đè đến nghẹt thở, chẳng sao trốn thoát.
Các bạn nên biết, mình sống trên đời, chẳng khác gì cá nằm trong vũng nước cạn. Chẳng bao lâu thì ô hô ai tai, nước sẽ cạn khô. Từ vô lượng kiếp tới ngày nay, mình không biết tu hành: Sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh. Thật đau lòng thay. Tại sao cho đến ngày nay mình còn trù trừ chờ đợi, chưa chịu tu hành?
Ái dục chính là sinh tử. Sinh tử chính là lòng ái dục. Ái dục là gốc của sinh tử. Nếu không trừ bỏ lòng ái dục vô minh thì rốt ráo không thể nào thoát khỏi biển ái sinh tử.
Vì sao có việc không kiết tường? Vì trong tâm không kiết tường. Một khi bạn trồng nhân xấu thì sẽ gặt quả báo xấu. Nếu mình có thể sửa lỗi làm lành thì có thể biến chuyện xấu thành chuyện tốt. Do đó mà thấy, vận mạng có thể đổi thay, nó hoàn toàn nằm trong tay mình. Nên nói: Ðại thiện, đại ác thì siêu xuất khỏi số mạng.
Không thể có chuyện là chẳng đoạn trừ lòng dâm mà có thể thành Phật. Trong thiên hạ không có chuyện đó. Ðời nay đa số người ta thích mau chóng, thích có kết quả ngay, nên khi họ nghe nói có pháp huyền diệu thì liền bị mê hoặc rồi rơi vào lưới ma. Ðến lúc chết mà vẫn cho là có pháp bí mật, hay mật pháp! Bí mật? Bí mật! Bí mật đến độ phải vào địa ngục luôn!
Tu thì phải tu với cái tâm như em bé sơ sinh: Trong lòng chẳng vương vấn một chuyện gì. Phải giống như trẻ thơ, mình phải phản lão hoàn đồng. Nhưng không phải phản lão hoàn đồng là bắt bạn phải uống sữa như con nít, mà là muốn bạn phải hết sạch tham sân si mạn nghi. Ðó gọi là phản bổn hoàn nguyên, nghĩa là tâm trí bạn tựa hồ trẻ thơ, thiên chân hoạt bát, không chút lười biếng, giải đãi, không chút ý tứ muốn tranh giành háo thắng, cũng chẳng có quan niệm về mình về người. Cũng như là: Xưa nay không một vật ở đó, thì bụi trần dựa vào đâu mà dính vào.
Người ta nói bạn một câu mà bạn khó chịu, không vui. Ðụng một sợi lông là bạn đau đớn tới tim can. Thậm chí nói bạn nhổ một sợi lông để lợi thiên hạ, bạn không chịu đâu. Có tâm ích kỷ như thế thì không thể tu hành gì được. Người tu đạo thì đừng nên có quan niệm về cái tôi, về người khác, đừng có ý niệm về chúng sinh hay về thọ mạng.
Cái lậu (chỗ lũng) lớn nhất là dục lậu - lòng dâm dục. Khi có ý dâm dục thì cũng như bị giặc cướp tới cắp, cũm hết tài sản bảo vật. Cũng giống như gỗ bị mối ăn thì gỗ thành vô dụng. Lại cũng như món ăn ngon mà bỏ chút phân vào thì chẳng ai dám ăn. Ba ngày nôn mửa là khác!
Người xuất gia phải đau lòng nhớ nghĩ tới vấn đề sinh tử để phát tâm bồ đề. Không thể ăn no rồi chờ chết. Rằng: Một ngày còn làm sư, một ngày còn phải gõ chuông. Làm sư mà có tư tưởng như vậy thì đối với chuyện sinh tử của mình hoàn toàn không thể tự chủ.
Chúng ta phải quyết định mãnh liệt, nhất định rửa lòng đổi dạ, phá trừ sắc thái mê tín, tiêu diệt thái độ ích kỷ, tự lợi.
Tôi xin đem Vạn Phật Thành cống hiến cho toàn nhân loại và tất cả tín đồ Phật giáo ở toàn thế giới.
Các bạn chớ nên suốt ngày sầu muộn, chẳng thể dương mày. Việc gì cũng phải nhìn nó một cách nhẹ nhàng, xem như mộng như huyễn. Hãy thảnh thơi, điềm đạm xử lý mọi sự. Trên đời mọi sự đều là hư vọng, chỉ cần bạn hết lòng tận lực làm tròn bổn phận là đủ. Ai sinh ra đời cũng chỉ là để trả nợ mà thôi.
Hồi quang phản chiếu, tìm đáp án nơi bản thân. Hãy xem mình đã sinh ra bao nhiêu niệm lành, bao nhiêu niệm ác, khởi bao nhiêu vọng tưởng. Niệm lành chưa sinh, hãy làm nó sinh ra. Niệm lành đã sinh ra thì làm nó tăng trưởng. Chưa sinh niệm ác thì đừng sinh nó. Ðã sinh niệm ác thì diệt nó đi. Không tùy tiện, bừa bãi, khiến lãng phí thời gian, mạng sống. Vọng tưởng nào có giá trị nhưng không thể thực hiện được thì đừng nghĩ ngợi lăng xăng. Vọng tưởng nào chẳng chút giá trị, đương nhiên càng không nghĩ tới. Người chân chính biết dụng công thì lúc nào cũng kiểm thúc chính mình. Ði đứng nằm ngồi chẳng hề tách rời nhà (chân tâm hay bồ đề tâm).
đời, nếu bạn không vất bỏ được cái giả thì không thể thành tựu được cái chân thật. Không xả bỏ đặng cái chết (vọng tưởng, chấp trước), thì không đổi được cái sống (trí huệ, tự tại). Nếu muốn mình không chết, thì phải làm người chết giả. Nghĩa là nếu bạn tuy sống nhưng xem mình hệt như người chết (không còn tranh giành, tham lam...) thì bạn sẽ chân chính hiểu rõ: 
Tất cả pháp hữu vi, 
như mộng, huyễn, bọt, bóng; 
như sương, như điện chớp, 
phải quan sát như vậy.
Tham sân si của mình rất khó dập tắt, khó diệt trừ, do đó mình càng phải dập tắt và diệt trừ. Nếu trừ nó quá dễ thì mình đâu có phải mất sức phí lực.
Bố thí thì phải bố thí Tam Bảo. Không phải là để Tam bảo bố thí cho mình.
Vọng tưởng là cục đá buộc chân người tu hành, chướng ngại sự thành tựu đạo nghiệp.
Tiền bạc, bất quá chỉ là một tờ giấy, trên đó in hình ảnh màu mè. Thế mà tờ giấy màu ấy làm mê hoặc người ta khiến họ quên mất nhân nghĩa đạo đức. Ðó cũng chỉ vì tham mấy tấm giấy này cho rằng nó là chân thật. Bạn ngu si hay không?
Sân là nóng giận, cũng là phiền não. Khi có lòng sân giận thì bạn thấy ai cũng không tốt. Nếu có một người làm lỗi với tôi thì tôi nổi giận đối với tất cả mọi người. Thật là giống như xem phiền não là cơm. Ăn một chén rồi lại ăn tiếp một chén. Ăn xong lại ăn tiếp chén nữa. Vĩnh viễn không bao giờ ăn thấy no. 
Si là tâm ngu dốt, vọng tưởng, ngu si. Không được lấy mà cứ lấy, đó là ngu si. Không được ăn mà cứ ăn, đó là ngu si. Không được có mà cứ muốn có, đó là ngu si. Không được làm mà cứ làm, đó là ngu si. 
Người có đẹp lộng lẫy đến đâu, cũng chỉ là bọc da thối. Người xấu xí tới đâu cũng chỉ là bọc da thối. Bên ngoài tuy không giống nhau nhưng bên trong thì một thứ, chẳng gì đẹp đẽ hay xấu xí. Nếu càng tìm bên trong càng thấy toàn là máu, mủ, đờm, dãi, nhớp nhúa. Xét đến năm tạng, thì toàn là phân và nước tiểu. Bên ngoài đẹp đẽ, bên trong thối không thể chịu được, có gì khác đâu? Cần gì mình phải chấp trước vào cái thân này chớ! Người ngu si thì chú ý vẻ đẹp bên ngoài, chấp trước vào cái tướng đẹp đẽ mỹ miều, rồi ghét bỏ cái tướng xấu xí. Ðây chẳng phải là ngu si sao?
Người tu phải nhớ đừng ham ăn uống đồ ngon, ham hưởng thụ. Lúc nào mình cũng phải lấy đạo hạnh của đức Thích Ca Mâu Ni làm gương để tự khuyến khích, tự cảnh giác. Bất kỳ lúc nào cũng không được buông lung.
Nam hay nữ, khi tu thì phải dứt sạch thất tình. Thất tình là gì? Là vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, dục vọng. Bị bảy thứ này khống chế thì định lực của bạn sẽ tiêu tan mất. Khi bị gió của cảnh thổi đến, tâm bạn dao động, không thể tự chủ, như nhà không chủ, lúc ấy thì là điên đảo.
trên đời nếu mình làm gì không đúng thì cũng giống như sống trong địa ngục vậy. Làm chuyện gì không đúng đạo lý, có lòng ích kỷ tự lợi thì là ở tại địa ngục rồi. Cứ vui việc này việc kia, giận chuyện này chuyện nọ, cứ dùng tình cảm giải quyết vấn đề, thì cũng như là ở trong địa ngục vậy.
Thế nào là điên đảo? Tức là cho khổ là sướng, cho đúng là sai, trắng đen chẳng phân, chân giả không rõ, cho vô thường là hằng thường.
Người tu phải thành thật với nhau, khuyến khích lẫn nhau, dạy nhau tiến tới chỗ quang minh. Không thể đồng lõa làm xấu, che chở chuyện xấu, hoặc giả nịnh hót người, vuốt ve người, làm tôi tớ cho người.
Biển khổ mênh mông, quay đầu là bến. Chớ nên tại trong biển khổ chìm xuống nổi lên trôi dạt mãi mãi. Thế thì chẳng có ngày giải thoát xuất ly.
Thân của mình ô uế vô cùng. Nhưng người ta cứ xem nó như bảo bối, đeo vào nó nào là hột xoàn, châu báu lại xức dầu thơm, đánh son phấn. Chẳng phải đó là đem bảo vật, hương hoa tới trang điểm cái cầu tiêu sao?
Người tu đạo nhất định phải trừ sạch những vọng tưởng về thất tình, lục dục. Quét cho thật sạch sẽ.
Tại sao nói không thể nắm bắt được ba tâm? Không thể nắm bắt được tâm quá khứ; không thể nắm bắt được tâm hiện tại; không thể nắm bắt được tâm vị lai. Quá khứ thì đã qua rồi, qua rồi thì còn gì nữa đâu. Không có quá khứ thì ta nghĩ về nó cũng không thể có. Hiện tại thì không dừng trụ, niệm niệm trôi qua, niệm niệm di động, niệm niệm chẳng hề ngừng nghỉ đi qua, do đó tâm hiện tại cũng chẳng thể nắm bắt. Vị lai thì chưa tới, thì mình làm được gì nó? Do đó tâm vị lai cũng không thể nắm bắt. Nếu bạn có thể không nắm bắt ba tâm, chẳng sinh bốn tướng chấp trước (vào cái ngã, vào người, vào chúng sinh, vào thọ mạng), thì có thể hợp nhất với tự tánh, viên mãn bồ đề, về chỗ không sở đắc.
Khi tu hành, bạn có tư tưởng ý niệm gì thì sẽ có thứ quỷ tương ứng. Quỷ là một thứ âm khí. Khi bạn có tư tưởng tốt lành thì âm khí tiêu mất. Nếu bạn sửa đổi nề nếp suy nghĩ, để cho ánh sáng chiếu rọi thì sẽ có trí huệ.
Tuy rằng chúng sinh ai cũng miệng nói là tìm cầu an lạc, nhưng bất hạnh thay, càng tìm càng đau khổ.
Con người sửa ác làm lành thì thế giới không còn tam tai bát nạn. Người hiền lành thân mến đối xử với nhau, không tranh không tham thì thế giới sẽ biến thành thế giới đại đồng.
Người học Phật tu đạo không nên tính toán nhiều quá. Ai đó chửi tôi, nhưng tôi là ai? Ai đó đánh tôi, nhưng tôi là ai? Tự hỏi xem, bạn sẽ chẳng tìm thấy một cái tôi nào đâu. Như vậy thì tại sao không buông bỏ nó chớ.
Tu thì phải xoay trí huệ tự chiếu lòng mình, tự hỏi mình có lòng tham chăng? Có thì chẳng phải là tu. Không có thì tức là tu. Tự hỏi mình có lòng sân hận không? Có thì chẳng phải là tu. Không có thì chứng minh rằng cái ngã đã bớt một chút. Bị đánh thì bạn coi như không thấy biết; bị chửi thì bạn dùng đạo lý để thấu triệt. Nếu trong lòng sinh phiền não, nổi sân giận thì sẽ chẳng thể tu hành được. Tự hỏi mình có ngu si không? Phải chăng mình thông đạt một thứ thì thông đạt mọi thứ, chẳng hề chướng ngại? Rằng: chân không thì chẳng có nhân ngã; đại đạo thì chẳng hình tướng.
Kẻ thiện căn sâu dày thì nghe lời thiện. Kẻ tội nghiệp nặng nề thì nghe lời phỉ báng.
Nếu không vất bỏ thứ hư vọng, thì thứ chân thật vĩnh viễn không thể đạt được. Vì sao? Bởi vì mình cứ chạy theo sau đuôi cái hư vọng thì làm sao nhận thức được diện mục của cái chân thật.
Có phiền não thì có nóng bức. Không phiền não thì sẽ mát dịu. Ai bảo bạn sinh phiền não?
Buông bỏ thân tâm thì Phật tự thành...