Cụ Tổ Trần Hoa Canh

 

Ngày 19 / 02 Giáp Ngọ - 19 / 03 /2014 Kỷ Niệm 32 năm Ngày Húy Kỵ Ông Trần Quốc Bản ( Ông Trưởng )  Sinh 1933 -  Mất 1985 - On 19/02 Armor Horse - 19/03/2014 32 year Anniversary Date of Death Mr. Tran Quoc Ban (Mr. Head) Born 1933 - Loss of 1985              新 鴻 泰 
                          Tân Hồng Thái 
                Kỷ Niệm Ngày Húy Kỵ
                 Cụ Tổ Trần Hoa Canh



     Ngày 29 Tháng Chạp
                       17 /02 /2015
          Cụ tổ Trần Hoa Canh

Mất Vào ngày 29 Tháng Chạp ( Hiện Chưa rõ Năm Sinh & Năm mất ) Nơi an nghỉ của cụ hiện nay tại nghĩa trang Khách , thôn Lộc Điền ,xã Việt Hùng , huyện Vũ Thư , tỉnh Thái Bình


     


   




 

 

 photo TU DUONG TRAN MON CHAN LINH NOI NGOAI_zps114dacaf.jpg

 


 

 
trantuan83's CU TO TRAN HOA CANH album on Photobucket
 

BIA KÝ HẬU - CUNG TIẾN NỘI NGOẠI GIA TIÊNTÍN CHỦ TRẦN BẢO HẢI ( KẾ TRƯỞNG )

 photo L1100361_zps14mypznk.jpg



 

Từ Đường Họ Ngoại

 

 

Khấn Cúng Tổ Tông Gia Tiên 
Tác giả: Khấn Nôm
Thể loại: Phong Tục Việt Nam
 
 
Ngày giỗ bố, mẹ, ông bà, anh chị, chú, bác)
Bài khấn:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Duy Việt nam tuế thứ… ngày.. tháng … năm…
Tín chủ:
Sinh quán:
Trú quán:
Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.
Chấp tay vái trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu.
Tam sinh phẩm vật trầu cau
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên
Cao tằng thổ khảo đôi bên
Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người
Cô di tỷ muội kính mời.
Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâu
Ở đời có trước có sau .
Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.
Âm dương đoàn tụ sum vầy.
Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì.
Điều lành mang đến, dữ mang đi.
Cháu con mạnh khỏe có đi có về.
Làm ăn may mắn mọi bề
Gia đình yên ấm thuận hoà an khang
Cẩn cáo
Cung thỉnh vong linh( người chết)
Họ tên:
Tạ thế ngày:
Phần mộ ký táng tại:
Nay nhân ngày húy nhật chứng minh công đức.
Nam mô A di đà Phật (3lần)
 
Bài 4: Khấn cúng rằm tháng 7 (Trong nhà)
 
Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ.
Ý nghĩa:
Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ''Xá tội vong nhân'' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.
Sắm lễ:
Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng
+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy...
+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh... (sẽ nói kỹ ở phần sau)
Văn khấn lễ tổ tiên
(Ngày rằm tháng Bảy tại nhà)
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh
Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.........................................................
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm ............., chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.
Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! 3 lần
Xong đốt vàng tiền quần áo
(ghi tên tuổi từng vong linh cụ, ông bà- bố mẹ- anh emv.v…) rồi khấn.
Con xin thiêu hóa kim ngân
Vải lụa quần áo
Thỉnh điều mọi phần
Kính cáo tôn thần
Rước tiểu vong linh lại về âm giới.

Văn khấn giao thừa trong nhà ( sưu tầm - ông Trần Bảo Hảo )
 
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ,  Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ ........ với năm mới ...............

Chúng con là :……………......sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ: 75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường………., quận/huyện/thành phố ..........., tỉnh/thành phố .....................

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lể vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
 

 

Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời? (sưu tầm - ông Trần Bảo Hảo )

Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh, "giao thừa" nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.

Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời?
Lẽ trời đất có khởi thuỷ phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, cũng lại kết thúc vào lúc giao thừa.
Giao thừa là gì? Theo từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có lễ trừ tịch.
Lễ trừ tịch
Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bắt đầu qua năm mới. Vào lúc này, dân chúng Việt Nam theo cổ lệ có làm lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.
Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời? 1
  
Cúng ai trong lễ giao thừa?
Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới. Lễ giao thừa được cúng ở ngoài trời là bởi vì các cụ xưa hình dung trong phút cựu vương hành khiển bàn giao công việc cho tân vương luôn có quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được), thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì.
Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà.
Sửa lễ giao thừa
Người ta cúng giao thừa tại các đình, miếu, các văn chỉ trong xóm cũng như tại các tư gia. Bàn thờ giao thừa được thiết lập ở giữa trời. Một chiếc hương án được kê ra, trên có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Lễ vật gồm: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm chiếc mũ của Ðại Vương hành khiển.
Ðến giờ phút trừ tịch, chuông trống vang lên, người chủ ra khấu lễ, rồi mọi người kế đó lễ theo, thành tâm cầu xin vị tân vương hành khiển phù hộ độ trì cho một năm nhiều may mắn. Các chùa chiền cũng cúng giao thừa nhưng lễ vật là đồ chay. Ngày nay, ở các tư gia người ta vẫn cúng giao thừa với sự thành kính như xưa nhưng bàn thờ thì giản tiện hơn, thường đặt ở ngoài sân hay trước cửa nhà.
Vì sao cúng Giao thừa ngoài trời? 2
Tại sao cúng Giao thừa ngoài trời?
Dân tộc nào cũng coi phút giao thừa là thiêng liêng. Các cụ ta quan niệm: Mỗi năm Thiên đình lại thay toàn bộ quan quân trông nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một ngài có trí như quan toàn quyền. Năm nào quan toàn quyền giỏi giang anh minh, liêm khiết thì hạ giới được nhờ như: được mùa, ít thiên tai, không có chiến tranh, bệnh tật...Trái lại, gặp phải ông lười biếng, kém cỏi, tham lam thì hạ giới chịu mọi thứ khổ.
Các cụ hình dung phút ấy ngang trời quân đi, quân về đầy không trung tấp nập, vội vã (nhưng mắt trần ta không nhìn thấy được) thậm chí có quan quân còn chưa kịp ăn uống gì. Những phút ấy, các gia đình đưa xôi gà, bánh trái, hoa quả, toàn đồ ăn nguội ra ngoài trời cúng, với lòng thành tiễn đưa người nhà Trời đã cai quản mình năm cũ và đón người nhà trời mới xuống làm nhiệm vụ cai quản hạ giới năm tới.
Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị không thể vào trong nhà khề khà mâm bát mà chỉ có thể dừng vài giây ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà..
Lễ cúng Thổ Công
Sau khi cúng giao thừa xong, các gia chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà. Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa.
Mấy tục lệ trong đêm trừ tịch
Sau khi làm lễ giao thừa, các cụ ta có những tục lệ riêng mà cho đến nay, từ thôn quê đến thành thị, vẫn còn nhiều người tôn trọng thực hiện.
Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình và nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.
Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm.
Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là "lấy lộc" của Trời đất Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.
Hương lộc:Có nhiều người thay vì hái cành lộc lại xin lộc tại các đình, đền, chùa, miếu bằng cách đốt một nắm hương, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó về cắm và bình hương bàn thờ nhà mình.Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt được lấy từ nơi thờ tự về tức là xin Phật, Thánh phù hộ cho được phát đạt quanh năm.
Xông nhà: Thường người ta kén một người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ trừ tịch, rồi sau lễ trừ tịch thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Lúc trở về đã sang năm mới và ngưòi này sẽ tự "xông nhà" cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Nếu không có người nhà dễ vía người ta phải nhờ người khác tốt vía để sớm ngày mồng một đến xông nhà trước khi có khách tới chúc tết, để người này đem lại sự may mắn dễ dãi.

 

Ngày tết nghĩ về tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc ( Nguyễn Nhân )

Ngày tết nghĩ về tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc  

Tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta có từ ngàn xưa. Truyền thống tốt đẹp đó luôn luôn được gìn giữ và kế thừa qua các thế hệ con cháu. Con cháu hiếu nghĩa phải là người biết ơn ông bà, cha mẹ, sống thì lo phụng dưỡng, chết thì phụng thờ. Vì thế mà trong mỗi gia đình, dù có hoàn cảnh khác nhau, cũng đều dành một góc trang trọng nhất trong nhà để đặt bàn thờ gia tiên.

Bàn thờ gia tiên có thể cầu kỳ hay đơn giản còn tùy theo điều kiện gia cảnh. Nhà nghèo khó chỉ có thể là một tấm ván nhỏ gắn trên vách, còn nhà giàu có thẻ có cả một điện thờ chiếm gần trọn một gian phòng, thường là gian chính giữa hay gian ngoài cùng. Ngày nay, nhiều gia đình giàu có còn đưa gian thờ tự lên tận lầu hai, lầu ba, để cách biệt với cuộc sống đời thường. Ngoài cùng của gian thờ thường có một khoảng trống để con cháu ngồi làm lễ. Tiếp đến là một cái Hương án, chính giữa có đặt bình hương, hai bên là đèn và độc bình. Nhà khá giả còn có đôi hạc bằng đồng hay bằng loại gỗ quý. Trong cùng mới thực sự là bàn thờ tổ tiên có đặt bài vị và ảnh thờ. ở hai bên gian thờ nhiều khi còn treo câu liễu đối ca ngợi công đức tổ tiên, ở bên trên là bức hoành phi. Mỗi loại đồ thờ đều mang một ý nghĩa tượng trưng riêng. Cái lư hương tròn tượng trưng cho bàn thái cực, đôi đèn tượng trưng cho nhật nguyệt quang minh và những nén hương tượng trưng cho các vì tinh tú. Lọ hoa thì tượng trưng cho cái tâm không, tức là lục căn thanh tịnh.

Lễ vật dâng cúng phải thanh khiết. Đồ lễ thường là cau trầu, trà rượu, hoa quả, vàng hương và một bát nước lã (loại nước tự nhiên, không phải đun sôi), có khi thêm vàng mã. Ngoài ra, tùy theo gia chủ và tính chất của lễ mà có các thức khác như xôi, chè, oản, chuối hay cỗ mặn...

Ngoài những  ngày lễ tết, ngày giỗ kỵ, hiếu hỷ, mỗi khi có một sự việc nào hệ trọng xảy ra trong gia đình thì con cháu đều tổ chức lễ cúng gia tiên. Chẳng hạn, xây cất nhà, sinh con, con cái thi cử đỗ đạt. Nếu có sự không hay xảy đến cho gia đình thì cũng làm lễ cúng tổ tiên để xin được phù hộ cho tai qua, nạn khỏi. Phong tục thờ cúng tổ tiên thể hiện truyền thốn hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn trọng lẽ phải của người Việt Nam. Dù là người theo tôn giáo nào đi chăng nữa thì việc thờ tổ tiên vẫn được tuân thủ một cách nghiêm túc, tuy cách thờ tự có thay đổi theo quan niêm tôn giáo của mình.

Tục thờ cúng tổ tiên là một mỹ tục lâu đời, không riêng gì ở Việt Nam mà còn là một mỹ tục của nhiều dân tộc trên thế giới.

Theo sử cũ của Trung Quốc thì người Trung Quốc có tục thờ cúng tổ tiên từ hai ngàn năm trước Công nguyên. Dân tộc Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên... là những dân tộc có nền văn hoá gần gũi với Trung Quốc, hẳn tục thờ cúng tổ tiên cũng có thể rất sớm.


Nguyễn Nhân