Chim có tổ nước có nguồn
Làm con phải nhớ cội nguồn Tổ Tiên
Dù lo sinh kế triền Miên
Không quên ân nghĩa, tổ tiên trên đời.
Cháu Phi Khanh Tran
Tưởng Nhớ Cụ Cố - Trần Bảo Vui ( Sần Fui Zìn ) 1928 - 2010
Cụ Cố - Trần Bảo Vui ( Sần Fui Zìn ) 1928 - 2010
Tưởng Nhớ Cụ Cố - Trần Bảo Vui ( Sần Fui Zìn ) 1928 - 2010
Cụ Sinh Năm 1928 . Tuổi Mậu Thìn .Mất Ngày 14 Tháng 12 năm 2010 - Tức Ngày 09 /11 Canh Dần . Hưởng Thọ 82 Tuổi . Tại số nhà 10 A Đinh Liệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Khi sinh thời cụ được rất nhiều người yêu quý và mến phục bởi đức độ ,cụ luôn giúp đỡ mọi người , luôn có trách nhiệm trong từng việc nhỏ nhất cụ là người cha hết lòng chăm lo tới các con cháu , là tấm gương sáng cho các con cháu trong dòng họ xa gần , nói về cụ , có thể tóm lược trong những câu thơ sau :
Thiên cổ lưu phương danh thơm ngàn năm
Thiên nhân đồng bi trời người cùng thương
Phong phạm vĩnh tồn gương tốt truyền đời
Công danh bất hủ công danh chẳng mất
Công tại hương lí công khắp xóm làng
Vĩnh thuỳ thiên cổ ngàn năm gướng sáng
Danh lưu hậu thế danh để đời sau
Lao khổ công cao công lao vất vả
Điển hình uyển tại vẫn thấy hình dung
Trung hậu đãi nhân đãi người rất hậu
Tùng bá trường thanh tùng bá xanh lâu
Xả kỷ vi nhân quên mình giúp người
Kiệm phác gia phong nết nhà cần kiệm
Âm dung uyển tại hình tiếng vẫn còn
Phẩm đức cao thượng đức tốt nêu cao
Cao phong lượng tiết nết cao tiết rộng
Lưu phương bách thế danh thơm còn mãi
Thanh liêm chính trực thẳng ngay liêm chính
Vọng vân tư thân nhìn mây nhớ người
Di ái thiên thu để thương ngàn kiếp
Hạo khí trường tồn hạo khí còn dài
Cần lao nhất sinh một đời siêng năng
Đức cập tử lí đức sáng nêu gương
Đức phạm thường tại gương đức vẫn còn
Đức cao vọng trọng đức cao người trọng
Cúc cung tận tuỵ hết sức kính người
Ý đức thường tồn đức sáng còn dài
Website Tân Hồng Thái Xin Trân Trọng Kính Báo Tới Toàn Thể Quý Vị ! Cùng Các Cô Dì Chú Bác , Anh Chị Em Cùng Toàn Thể Con Cháu Nội Ngoại Xa Gần Trong Tôn Tộc Họ Trần !
Vào Đêm Ngày 30 Tháng 10 Năm Giáp Ngọ ( Tức Ngày 21 / 12 /2014 ) Rạng Sáng Ngày 01 Tháng 11 Năm Giáp Ngọ ( 22 / 12 / 2014 ) sẽ tiến hành Đại Lễ Cải Cát Cụ Cố Trần Bảo Vui Theo Phong Tục Tập Quán & Nghi Lễ Cổ Truyền Của Dân Tộc , Cải táng là giai đoạn cuối cùng trong tang lễ, đây cũng là giai đoạn rất quan trọng theo truyền thống tâm linh của người Việt Nam là Một Truyền Thống Vô Cùng Tốt Đẹp( là một nghi thức rất quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của con cháu đối với người đã khuất.) Dưỡng sinh tang tử vô hám, vương đạo chi thủy giả .
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
* Ngày 20 Tháng 10 Năm Giáp Ngọ , Về Quê Làm Các Thủ tục , Liên Hệ Đội Ngũ Thức Hiện Công Tác Cải Táng , Bắc Rạp vv...
* Ngày 27 Tháng 10 - Hoàn Tất Kiểm Tra Hoàn Thiện Các Thủ Tục Cuối Cùng Như : Sang Sửa Mộ Phần Của Tất Cả Các Mộ Trong Khuân Viên , v v ...
* Ngày 30 Tháng 10
8 Giờ Sáng ; Lễ Cáo Tổ Tiên Tại 83 Hàng Cấp - Nam Định
10 Giờ Sáng : Khóa Lễ Tại Mộ Tổ Trần Tộc ( Thôn Lộc Điền - Thái Bình )
11 Giờ 30 - Thụ TraiThưởng Thực
* Buổi Chiều : Từ 1 Giờ 30 Đến 5 Giờ Chiều (13 h - 17 Giờ ) Khóa Lễ Tại Nghĩa Trang Lộc Điền Thái Bình
18 Giờ ( 6 Giờ Chiều ) Thụ Trai
* Buổi Tối : 19 Giờ ( 7 giờ Tối ) Đến 01 Giờ 30 Sáng 01 Tháng 11 Năm Giáp Ngọ - Đại Lễ Cải Cát
02 Sáng - Lễ Tất
Tiết Khí Trong 4 Năm 2011 - 2015
Văn khấn cúng Lễ Cải Cát (Sang tiểu, sang cát, bốc mộ, sửa mộ, dời mộ)
"Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương
- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ
Hôm nay là ngày.... tháng .... năm ......., tại tỉnh......huyện......xã......thôn........
Hiển khảo (hoặc tỷ).............................................mộ tiền
Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.
Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.
Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.
Nam mô A Di Đà Phật!
Lưu ý:
Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.
Văn khấn Long Mạch, Sơn Thần và Thổ Thần
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm nay là ngày......tháng.....năm......
Tín chủ (chúng) con là:..........................
Ngụ tại......................................................
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của............... mộ phần tại.........
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Từ Đường Chân Linh Họ Trần
Từ Đường Chân Linh Họ Ngoại
Lich Vạn Niên ngày 22 tháng 12 năm 2014
Lịch vạn niên 2014, ngày 1 tháng mười một, năm 2014Xem ngày giờ tốt và hướng xuất hành Trong một tháng có 2 loại ngày tốt, ngày xấu; trong một ngày lại có 6 giờ tốt, 6 giờ xấu gọi chung là Ngày/giờ Hoàng đạo (tốt) và Ngày/giờ Hắc đạo (xấu). Người Việt Nam từ xưa đều có phong tục chọn ngày tốt và giờ tốt để làm những việc lớn như cưới hỏi, khởi công làm nhà, nhập trạch, ký kết, kinh doanh v.v.v. Xem sao tốt và việc nên làm và nên kiêng Trong Lịch vạn niên, có 12 trực được sắp xếp theo tuần hoàn phân bổ vào từng ngày. Mỗi trực có tính chất riêng, tốt/xấu tùy từng công việc. Ngày 22 tháng mười hai, năm 2014 là Trực Bình: Tốt mọi việc |
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CẢI TÁNG MỘ PHẦN.
Vào dịp cuối năm , chúng ta thường tổ chức cải táng mộ phần, sửa sang lại mộ cũ, quy tập mồ mả đặt dải dác các nơi về một nghĩa trang gia đình hoặc một nơi mới .Có rất nhiều bạn điện về hỏi thăm dienbatn về những vấn đề này. Trong bài này, dienbatn trên cơ sở những điều mình đã đọc, đã thực hiện nhiều năm qua, xin chia sẻ cùng các bạn.Phần chữ nghiêng là những tư liệu dienbatn sưu tập nhưng đã quên nguồn ( xin cảm ơn các bạn đã cung cấp những tư liệu đó )
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI CẢI TÁNG, QUY TẬP MỘ PHẦN.
1/ Kiểm tra mộ.
Việc đầu tiên trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào ? đã đủ thời gian cải táng chưa ?Mộ đó có kết hay phạm trùng không ?Mộ kết là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi,gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí...Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ. Nếu bắt buộc phải di dời vì lý do nào đó phải có những phương thức của Huyền môn và Phong thủy rất phức tạp mới có thể di dời.Khi mộ kết, thông thường kết từ chân lên tới đầu, cũng có vài ngôi mộ do kết cấu của Long mạch và của mộ sẽ kết theo chiều ngược lại. Có các dạng kết như kết mạng nhện, kết tơ hồng, kết băng, kết chu sa...Có các màu từ xám đến trắng, hồng, đỏ như chu sa là loại mạnh nhất. Một loại khác người ta thường hay nhầm với mộ kết là mộ bị phạm trùng.Có nhiều loại trùng nhưng biểu hiện rõ nhất tại mộ là xác chôn qua nhiều năm không tan. Có những khu vực có hàng loạt mộ chôn tới hàng chục năm xác cũng còn gần như nguyên vẹn.dienbatn đã thấy nhiều lần cảnh người nhà họ phải cầm dao róc lấy xương cốt, hình ảnh thật rùng rợn. Gặp trường hợp này phải dùng bột của loại Ngải Hổ rắc xuống và đọc chú thì thịt mới tan ra.
2/ Thời gian cải táng và quy tập mộ : Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . "Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam."
3/ Chọn vị trí đặt mộ khi cải táng.
"Chọn lựa huyệt đất mới :
Khi đã chọn lựa được thời điểm tiến hành thì người trong gia đình sẽ phải chọn lựa một huyệt đất mới để chuyển hài cốt sang. Ngày xưa, điều kiện đất đai còn rộng lớn thì việc này tương đối dễ dàng. Ngày nay, đất chật người đông, diện tích đất dành cho người chết cũng rất hạn chế. Thường ở địa phương sẽ tiến hành bố trí cho gia đình một huyệt đất mới ở cùng nghĩa trang nơi hung táng. Nếu các gia đình có nhu cầu chọn lựa phải mua đất ở nơi khác rồi chuyển hài cốt về. Việc chọn lưạ huyệt đất là tương đối khó khăn, để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
- Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền sơn cước thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
- Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiểm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách. Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
- Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì chủ về phá bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
- Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi cải táng, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường."
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi. Trường hợp quy tập mới hoặc cải táng riêng lẻ thì việc này rất phức tạp, có khi phải thực hiện trước đến vài năm. Gia đình dienbatn khi đặt mộ, có nhiều ngôi thời gian từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc mất tới 3 năm trời. Sở dĩ lâu như vậy là phải thực hiện tất cả những công việc sau : Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ,xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu...-Thực hiện các bản vẽ quy hoạch tổng thể các đời, các chi trong dòng họ- Thực hiện các nghi lễ khi bắt đầu động thổ xây dựng hàng rào bao, nơi tế lễ, đào huyệt, xây thành Huyệt...- Thực hiện các hình dáng của mộ theo nhiều yếu tố như địa hình, phúc phận dòng họ, loan đầu. Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Tất cả những việc nói qua ở trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ người cải táng. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ. Việc đó giống như ta đặt cái quạt máy sử dụng điện 110v vào mạch điện 220v, lúc đó cái quạt sẽ bị cháy rụi. Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa.Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị , những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi.
4/ Những vật liệu cần chuẩn bị khi cải táng:
Trước tiên, tùy theo hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình mà chúng ta chọn Tiểu và Quách bằng nhiều vật liệu khác nhau như sành, sứ , xi măng, gỗ...Các vật liệu rẻ tiền như xi măng, sành , sứ theo thời giá hiện nay chỉ khoảng trên dưới 2 triệu đồng một bộ Tiểu và Quách . Với những bộ Quách bằng gỗ Ngọc Am và Vàng tâm cùng với Tiểu bằng sành đặt tại Bát Tràng như hình bên dưới có giá hàng trăm triệu đồng. Việc tiếp theo nữa là chuẩn bị thật nhiều nước Vang ( Còn gọi là nước ngũ vị hương - Đừng nhầm với gói ngũ vị hương để nấu Ca ri - Gói Vang có bán sẵn ở tiệm thuốc Bắc ).Thông thường sau khi chọn được ngày bốc mộ , người Thày cũng cần phải xem giờ bốc mộ cho thân chủ . Tùy theo giờ tốt mà bốc , nhưng tất cả cùng phải chung một điều là bốc mộ phải làm vào ban đêm . Việc này nhằm tránh cho xương cốt gặp ánh sáng sẽ bị đen đi . Khi bốc mộ , người ta thường đào trước phần lớp đất ở phía trên trước , sau đó đúng giờ tốt mới bắt đầu mở tấm ván Thiên lên ( Tấm ván Thiên là tấm ván trên nóc quan tài ) .
Trước khi tiến hành bốc mộ , người nhà phải có làm một cái lễ tại Gia tiên để trình báo Tổ tiên . Tại nơi bốc hài cốt ngoài nghĩa trang cũng phải có một cái lễ trình Quan Thần Linh sở tại . Thông thường là một bộ đồ Quan Thần Linh ( Áo , mũ , ủng ) , ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ , giấy tiền vàng bạc , trầu cau , rượu , thuốc , đèn nến , gạo muối . Nhiều nhà còn cúng thên Tam sên ( trứng vịt luộc + Thịt lơn luộc và một nhúm tôm khô bóc vỏ ) , xôi , gà trống luộc nguyên con ....
Vật dụng cần thiết cho quá trình bốc mộ là một cái tiểu sành , một cái quách đặt làm sẵn , một miếng vải đỏ , một tấm ni lông , vài chai rượu nặng và nước Vang. Một vài cái xô , chậu nhựa để rửa xương .
Phần lớn việc bốc mộ diễn ra vào lúc nửa đêm, tuy nhiên tốp thợ thường phải thức trọn đêm cùng gia chủ làm công việc chuẩn bị như cúng bái và chuyển hài cốt sang mộ mới. Trung bình để bốc xong một ngôi mộ, mỗi tốp thợ phải làm việc quần quật suốt hơn một tiếng đồng hồ. Trước khi đào, họ phải xác định vị trí huyệt thật chính xác, nhiều ngôi mộ do chôn thời gian lâu, quá trình tu sửa bị sai lệch vị trí so với ban đầu, nếu không biết cách sẽ phải đào rất vất vả, có khi đào nhầm sang mộ bên cạnh. Công việc bốc mộ thường là do những người chuyên môn bốc mộ đảm nhiệm . Khi ván Thiên được cậy ra , người ta phải đổ vài chai rượu có nồng độ cao vào quan tài để tảy rửa âm Khí . Sau đó mới tiến hành lấy cốt . Nhiều khi gặp trường hợp hài cốt chưa phân hủy hết , người ta phải dùng xăng đổ vào mộ và đốt cháy thịt còn sót , sau đó phải dùng dao dóc những mảnh thịt còn lại và đem rửa bằng nước vang . Sau khi nhặt hết cốt , rửa sạch , người ta trải tấm ni lông ở dưới , tấm vải đỏ ở trên và lần lượt xếp xương theo thứ tự của người . Riêng cái sọ phải dùng trà hoặc vải kê để cho mặt hướng lên trên . Mọi thứ xương phải kiểm tra cho đủ , không được phép thiếu .Có một cách mà dân gian thường sử dụng để kiểm tra đó là: sau khi “đãi cốt” xong, người ta thường cắm một bó hương to giữa lòng đáy huyệt, nếu làn khói quyện lại, bay thẳng lên có nghĩa đã hết cốt, nếu làn khói tỏa xuống, lởn vởn trong lòng huyệt có nghĩa là xương cốt của người chết chưa hết, cần phải kiểm tra lại.Sau khi hoàn tất , người ta đóng nắp tiểu lại .
LỜI CHA DẶN DÒ
-
Tìm cơ hội khen tặng ba người mỗi ngày
-
Ngắm bình minh mỗi lần một năm
-
Khi nói chuyện với ai đó, luôn nhớ nhìn vào mặt họ
-
Luôn nói ‘Cảm ơn’ cho những gì mình nhận được
-
Sống thật với chính mình
-
Đối xử với mọi người giống như muốn họ đối xử với mình
-
Có bạn mới nhưng không quên bạn cũ
-
Biết giữ bí mật
-
Thừa nhận lỗi lầm nếu mắc phải
-
Hãy ngẩng cao đầu, ngay cả khi chưa thực sự dũng cảm
-
Tiêu tiền ít hơn số tiền con có được
-
Đừng bao giờ lừa dối
-
Đọc lại kinh thánh ít nhất một lần một năm
-
Học cách lắng nghe tinh tế nhất, vì cơ hội luôn đến bất ngờ
-
Đừng bao giờ dập tắt hy vọng của người khác
-
Đừng bao giờ cầu nguyện để xin xỏ, hãy cầu nguyện cho được sáng suốt và dũng cảm
-
Đừng bao giờ hành động khi đang giận dữ
-
Luôn giữ dáng vẻ thanh lịch và tự tin
-
Đừng bao giờ trả tiền khi việc chưa hoàn thành
-
Đừng ngồi lê đôi mách, buôn chuyện chưa bao giờ là hành vi của người lương thiện
-
Luôn cẩn thận với những người không còn gì để mất
-
Khi gặp một việc khó khăn, đừng bao giờ bắt đầu bằng ý nghĩ thất bại
-
Nếu phải từ chối, hãy nói một cách lịch sự và mau chóng
-
Cuộc đời không bao giờ công bằng, đừng chờ đợi vào điều đó
-
Lòng vị tha luôn ẩn chứa sức mạnh tinh thần
-
Cao thượng và trung thực
-
Đừng ngại ngùng nếu phải nói ‘không biết’
-
Đừng sợ hãi nếu phải nói lời ‘xin lỗi’
-
Chọ ra danh sach 25 điều ước muốn cho cuộc đời và thường xuyên đọc cho riêng mình